Ngay sau khi rời bệ phóng vào ngày 21/12 năm ngoái, tên lửa Vega-C đã đi chệch khỏi lộ trình ban đầu và mất liên lạc, buộc ESA phải phá hủy tên lửa trên Đại Tây Dương.
Ngày 3/3, các quan chức Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) cho biết vụ phóng tên lửa Vega-C ở vùng lãnh thổ hải ngoại Guiana của Pháp vào tháng 12 năm ngoái thất bại là do một bộ phận động cơ chính xuống cấp dẫn đến mất khả năng tăng tốc.
Vụ phóng từ Trung tâm Vũ trụ Guiana ở Kourou nếu thành công sẽ là chuyến bay thương mại đầu tiên của tên lửa Vega-C sau lần phóng đầu tiên thành công vào ngày 13/7/2022.
Tuy nhiên, ngay sau khi rời bệ phóng vào ngày 21/12 năm ngoái, tên lửa đã đi chệch khỏi lộ trình ban đầu và mất liên lạc, buộc ESA phải phá hủy tên lửa trên Đại Tây Dương.
Phát biểu với báo giới, quan chức cấp cao của ESA, ông Pierre-Yves Tissier, cho biết ủy ban điều tra của cơ quan này đã phát hiện rằng áp suất trong động cơ Zefiro 40, do công ty Avio của Italy sản xuất, đã bắt đầu giảm trong giai đoạn 2 của vụ phóng.
Ông nêu rõ 3 phút 27 giây sau khi phóng, "gia tốc của tên lửa gần như bằng 0."
Theo các nhà điều tra, một bộ phận chịu trách nhiệm đảm bảo áp suất đốt cháy liên tục trong động cơ đã không thể chống lại áp suất cao và nhiệt độ lên tới 3.000 độ C.
Bộ phận làm bằng carbon tổng hợp này do công ty Youjnoye của Ukraine sản xuất.
Tên lửa Vega-C được phóng lên vũ trụ để đưa 2 vệ tinh quan sát Trái Đất, do Tập đoàn Airbus chế tạo, vào quỹ đạo nhằm cung cấp những hình ảnh chất lượng cao về tất cả các địa điểm trên Trái Đất với tần suất vài lần mỗi ngày.
Theo ESA, tên lửa Vega-C là một phiên bản vượt trội so với tên lửa Vega thế hệ trước.
Tầng đầu tiên P120C của Vega-C dựa trên phiên bản P80 của tên lửa Vega.
Module tầng trên Attitude Vernier (AVUM+) của tên lửa Vega-C đã được tăng khả năng chứa nhiên liệu lỏng để có thể đưa hàng hóa, con người, vũ khí, hoặc các tàu vũ trụ lên nhiều quỹ đạo tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, cũng như cho phép tên lửa hoạt động lâu hơn trong không gian và có thể thực hiện thêm các nhiệm vụ.
Dự kiến, ESA sẽ thực hiện lại vụ phóng tên lửa Vega-C vào cuối năm nay.
Phiên bản tên lửa mới, mang tên Vega-E, sẽ ra mắt năm 2026./.
Với nhiều người Trung Quốc, Tử Cấm Thành tại thủ đô Bắc Kinh là công trình mang nhiều ý nghĩa lịch sử, văn hóa quan trọng, trở thành một trong những biểu tượng của đất nước tỷ dân này. Trong một bộ phim tài liệu về Tử Cấm Thành do đài truyền hình của Đức sản xuất, họ từng đề cập tới việc một kiến sư người Việt tham gia đóng góp công sức xây dựng nên công trình vĩ đại này. Ngoài ra, một bài báo trên tờ “Ích thế báo” do nhà sử học Trương Tú Dân...
Hàng chục năm qua, nguyên nhân đạp nhầm chân ga đã được nghiên cứu bằng các cách thức khác nhau ở nhiều quốc gia, như lái xe thực tế, lái xe mô phỏng, khảo sát ý kiến và phân tích báo cáo tai nạn.
Tại AMCC-8, Thứ trưởng Lương Tam Quang đã có bài phát biểu đóng góp vào chủ đề “Nỗ lực khu vực trong đấu tranh với các mối đe dọa hiện hữu và đang nổi lên trong không gian mạng và kỹ thuật số.”
Chó, mèo, chim, cá... đều có mí mắt thứ ba, vậy con người có không? Bộ phận này thực sự có tác dụng gì?
Bảo tàng Alexandre Yersin là trung tâm lưu giữ, bảo tồn, nghiên cứu khoa học, sưu tầm, trưng bày, giới thiệu những di sản văn hóa của bác sĩ Alexandre Yersin.
Yan Hongsen được gọi là 'cậu bé tên lửa' khi tự học lập trình và viết chương trình vận hành cho tên lửa mini tự chế.
Che biển số xe là hành vi vi phạm pháp luật. Gần đây, tình trạng này lại tiếp tục bùng phát trở lại.
Thời gian qua, nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra trên cao tốc . Điều này đòi hỏi người dân cần phải lưu ý khi tham gia giao thông...
Các nhà khảo cổ học hiện đã hiểu rõ hơn lý do tại sao nghi thức nhổ răng lại được thực hiện ở Đài Loan thời cổ đại và các nơi khác ở châu Á và với lý do rất... khác người.