Tạp chí quốc tế gỡ bài báo khoa học có tên tác giả người Việt

22:50 09/05/2024

Nhà xuất bản Springer gỡ bài báo khoa học đã xuất bản của nhóm tác giả Trung Quốc, Việt Nam, Ghana và Eswatini, được xuất bản ngày 13/4/2021.

Theo cổng thông tin tra cứu SpringerLink (thuộc nhà xuất bản Springer-Nature), tạp chí Environmental Science and Pollution Research vừa gỡ bỏ bài báo "Trade openness and CO2 emanations: a heterogeneous analysis on the developing eight (D8) countries". Trong số tác giả của bài báo có GS.TS Võ Xuân Vinh (tác giả thứ 5), hiện là Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH), từng là thành viên Hội đồng khoa học ngành kinh tế của Quỹ Nafosted giai đoạn 2016-2021.

Nhà xuất bản Springer thông báo việc rút bài báo khoa học đã xuất bản do kết quả điều tra cho thấy bài báo này nằm trong một nhóm bài có một số điều đáng lo ngại, bao gồm quy trình bình duyệt bị lũng đoạn; do trích dẫn các tài liệu tham khảo không phù hợp hoặc không liên quan; chứa nhiều cụm từ không chuẩn hoặc không nằm trong phạm vi của tạp chí. Dựa theo kết quả điều tra, nhà xuất bản và tạp chí không còn tin tưởng vào các kết quả và kết luận của bài báo.

Nhà xuất bản cho biết, tác giả liên hệ Mohammed Musah không đồng ý với quyết định rút bài. Trong khi tác giả Võ Xuân Vinh tuyên bố không biết đến việc nộp và xuất bản bài báo này. Các tác giả còn lại Kaodui Li, Stephen Antwi, Jonas Bawuah, Yusheng Kong và Mary Donkor không phản hồi thông báo từ nhà xuất bản về việc gỡ bài. Riêng hai tác giả Isaac Mensah và Joseph Agyemang, nhà xuất bản không thể liên lạc.

Trao đổi với VnExpress, một giáo sư Vật lý của trường Đại học Phenikaa cho hay việc một bài báo bị retracted (gỡ bỏ) không hiếm, song ít xảy ra với những tạp chí uy tín và môi trường học thuật nghiêm túc. Ngược lại với những tạp chí kém chất lượng việc này có thể xảy ra nhiều hơn, thậm chí tệ và có chủ đích đến từ các môi trường học thuật mới nổi.

Theo giáo sư, việc rút bài báo khoa học đến từ nhiều nguyên nhân, song có hai nguyên nhân chính. Thứ nhất đến từ vi phạm liêm chính học thuật có chủ đích, như ăn cắp kết quả, tự đạo kết quả... Thứ hai đến từ vi phạm liêm chính học thuật ngoài ý muốn/thiếu hiểu biết, như kết quả nghiên cứu sai không thể khắc phục, không ghi nhận đóng góp và hỗ trợ hoặc cho tên tác giả không đóng góp.

Ông đánh giá "mức độ sai trái dẫn đến rút bài có khi rất nghiêm trọng". Nếu việc rút bài đến từ nguyên nhân "tai nạn", ví dụ kết quả sai do chưa nghiên cứu thấu đáo - điều này có thể "cảm thông" được. Tuy nhiên, nếu việc rút bài xảy ra có tính lặp lại hoặc thường xuyên sẽ giảm mạnh uy tín cho cả tác giả và tạp chí.

Nhìn nhận công bố quốc tế là cần thiết, song ông cho rằng "cần giáo dục về liêm chính và phải có luật nghiên cứu công bố khoa học công nghệ".

Theo PGS.TS Nguyễn Đình Quân, trường Đại học Bách khoa, ĐHQG TP HCM, việc rút bài báo không xảy ra thường xuyên mà do có sự vi phạm nghiêm trọng nào đó. Ông cho hay, nguyên nhân rút bài báo được nhà xuất bản Springer đưa ra có chi tiết đáng lưu ý liên quan "quy trình bình duyệt bị lũng đoạn". Với một quy trình xuất bản thông thường, hệ thống thường gửi email thông báo do đó đặt ra câu hỏi về "mức độ nghiên cứu hoặc đóng góp của tác giả là gì".

Ông cũng nhấn mạnh, việc bài báo bị gỡ ảnh hưởng đến uy tín của tác giả. Tuy nhiên hiện nay quy chế phản biện của các tạp chí còn nhiều bất cập. "Việc phản biện kín với một vài chuyên gia rất dễ bị lũng đoạn. Đã là khoa học, tại sao quá trình phản biện không khuyến khích phản biện mở, để độc giả có thể nhận xét phản biện ngay trên tạp chí, hoặc diễn đàn", ông nêu.

PGS Quân đánh giá, trong xu thế thị trường giáo dục ngày một cạnh tranh, các trường đại học xem việc kiểm định quốc tế là danh tiếng và uy tín của mình để tuyển sinh. Trong các tiêu chuẩn, số công bố khoa học khá quan trọng vì thể hiện năng lực khoa học của trường đại học.

Bên cạnh đó, đối với cá nhân nhà khoa học, số lượng và tổng chỉ số các công bố cũng là tiêu chuẩn quan trọng để được công nhận học hàm học vị, là thành tích có thể được nhận tiền thưởng, tăng lương. Song ông khuyến nghị cần nhìn nhận lại việc "thần thánh hóa" công bố quốc tế. Việc đăng ở các tạp chí quốc tế không hoàn toàn nói lên giá trị của nghiên cứu, ông cho hay.

PGS Quân kiến nghị Quỹ khoa học nên dành cho những sáng chế có tính đổi mới thực tiễn và khởi nghiệp, và người làm nghiên cứu nêu cao tinh thần sáng tạo, giải quyết thực tiễn thay vì chỉ dùng các tiểu xảo và kỹ năng viết báo để "phô diễn học thuật".

Như Quỳnh

Có thể bạn quan tâm
Trung Quốc hợp long cầu cáp treo nhịp lớn nhất thế giới

Trung Quốc hợp long cầu cáp treo nhịp lớn nhất thế giới

16:20 11/06/2024

Cầu sông Trường Giang Changtai được nối liền hoàn chỉnh hôm 9/6 ở tỉnh Giang Tô phía đông Trung Quốc, dự kiến thông xe cuối tháng 4 năm sau.

11 triệu thuê bao di động sắp phải thay điện thoại

11 triệu thuê bao di động sắp phải thay điện thoại

07:00 21/07/2024

Gần hai tháng trước thời hạn tắt sóng 2G, Việt Nam vẫn còn 11 triệu thuê bao sử dụng mạng này và cần đổi thiết bị để tiếp tục sử dụng.

Tại sao lên Mặt Trăng ngày nay 'khó' hơn 50 năm trước?

Tại sao lên Mặt Trăng ngày nay 'khó' hơn 50 năm trước?

04:40 15/01/2024

Thách thức trong việc chế tạo tàu, quá trình hạ cánh và sự thiếu kinh nghiệm của các công ty tư nhân khiến nhiều tàu đổ bộ Mặt Trăng gần đây thất bại.

Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia phối hợp đối tác Mỹ đào tạo kỹ sư bán dẫn

Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia phối hợp đối tác Mỹ đào tạo kỹ sư bán dẫn

03:20 17/07/2024

Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) đang phối hợp với Tập đoàn Qorvo và Cadence của Mỹ đào tạo kỹ sư bán dẫn.

Ấn Độ phóng thử nghiệm thành công tàu vũ trụ chở người vào không gian

Ấn Độ phóng thử nghiệm thành công tàu vũ trụ chở người vào không gian

19:20 21/10/2023

Ấn Độ phóng thử nghiệm thành công tàu vũ trụ chở người vào không gian. (Nguồn: Doordarshan National) Theo RT, việc ISRO phóng thành công tàu vũ trụ chở người sẽ tạo tiền đề quan trọng cho phép Ấn Độ thực hiện chương trình Gaganyaan đưa người lên vũ trụ vào năm 2025. Vụ phóng diễn ra vào 10h sáng 21/10 theo giờ địa phương nhằm mục đính đánh giá khả năng hủy bỏ nhiệm vụ của tàu vũ trụ trong trường hợp có sự cố không mong muốn, cũng như cả việc đưa...

Nhà khoa học mang khát vọng giúp nông dân bớt khổ

Nhà khoa học mang khát vọng giúp nông dân bớt khổ

08:40 22/12/2023

TP - GS Gurdev Singh Khush (người Mỹ gốc Ấn Độ) và GS Võ Tòng Xuân (người Việt Nam) cùng nhận Giải Đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển. Hai ông có chung một khát vọng là thế giới không còn tình trạng thiếu, đói và nông dân bớt nghèo, đồng thời mong muốn dùng tiền thưởng để phát triển các giống lúa mới.

Cựu CEO Binance Changpeng Zhao bắt đầu thụ án tù ở Mỹ

Cựu CEO Binance Changpeng Zhao bắt đầu thụ án tù ở Mỹ

03:40 02/06/2024

Hồi tháng 4, Zhao bị kết án 4 tháng tù sau khi nhận tội cho phép rửa tiền thông qua Binance. Bản án dành cho cựu CEO Binance thấp hơn nhiều so với đề nghị 3 năm của công tố viên. 'Tôi xin lỗi', Zhao nói với Thẩm phán Richard Jones trước khi nhận bản án, theo Reuters. 'Tôi tin rằng bước đầu tiên của việc nhận trách nhiệm là nhận thức được hết sai lầm', Zhao nói trước tòa. 'Tôi đã thất bại khi không thực hiện một chương trình chống rửa tiền đầy...

Ô tô nổ lốp tông thẳng vào xe ở làn dừng khẩn cấp cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Ô tô nổ lốp tông thẳng vào xe ở làn dừng khẩn cấp cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

18:00 14/07/2024

Chiếc xe con màu đen bị nổ lốp, mất lái tông thẳng vào đuôi xe khác ở làn dừng khẩn cấp cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Bị chê ‘chẳng ra gì’, luật sư 8X khoe bộ sưu tập xe khủng

Bị chê ‘chẳng ra gì’, luật sư 8X khoe bộ sưu tập xe khủng

00:00 02/04/2023

Một luật sư lớn lên trong “ổ tội phạm” đã “thoát nghèo”, trở thành triệu phú và sở hữu bộ sưu tập xe có giá trị cực khủng.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới