Tại sao lên Mặt Trăng ngày nay 'khó' hơn 50 năm trước?

04:40 15/01/2024

Thách thức trong việc chế tạo tàu, quá trình hạ cánh và sự thiếu kinh nghiệm của các công ty tư nhân khiến nhiều tàu đổ bộ Mặt Trăng gần đây thất bại.

13h18 ngày 8/1 (giờ Hà Nội), tên lửa Vulcan Centaur phóng lên không gian từ bang Florida, Mỹ, mang theo tàu đổ bộ Mặt Trăng Peregrine. Công ty Mỹ Astrobotic Technology phát triển tàu đổ bộ Peregrine theo hợp đồng với NASA. Do đó, vụ phóng mang theo niềm hy vọng về tàu đổ bộ Mỹ đầu tiên trở lại bề mặt Mặt Trăng sau hơn nửa thế kỷ.

Tuy nhiên, không lâu sau khi phóng, Astrobotic Technology phát hiện Peregrine rò rỉ nhiên liệu đẩy. Việc thiếu nhiên liệu khiến khả năng con tàu hạ cánh nhẹ nhàng xuống Mặt Trăng nhanh chóng giảm xuống bằng 0.

Peregrine không phải là thất bại duy nhất trong thời gian gần đây. Tàu Luna 25 của Nga đã gặp trục trặc và đâm xuống Mặt Trăng năm 2023, gần 60 năm sau khi tàu Luna 9 của Liên Xô thực hiện cú hạ cánh nhẹ nhàng đầu tiên. Tính đến nay, tàu đổ bộ Mặt Trăng do các công ty tư nhân chế tạo có tỷ lệ thất bại 100%. Ngoài Peregrine, tàu đổ bộ Beresheet của Israel cũng rơi vào năm 2019, trong khi tàu đổ bộ của công ty Nhật Bản ispace rơi vào năm ngoái.

Những thách thức với tàu đổ bộ Mặt Trăng

Một trong những thách thức cơ bản là trọng lượng, theo Jan Worner, cựu giám đốc tại Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA). "Bạn luôn cận kề với thất bại vì tàu vũ trụ phải đủ nhẹ, nếu không sẽ không bay được", ông nói.

Thêm vào đó, đa số tàu vũ trụ đều là nguyên mẫu. Ngoài những trường hợp hiếm hoi, tàu vũ trụ thường là những cỗ máy chuyên biệt. Chúng không được sản xuất hàng loạt với cùng các hệ thống và thiết kế đã được thử nghiệm, kiểm tra. Hơn nữa, một khi bay vào không gian, chúng phải tự hoạt động. "Nếu gặp vấn đề với chiếc ôtô của mình, bạn có thể đem nó đi sửa, nhưng trong không gian thì không có cơ hội như vậy", Worner nói.

Bản thân Mặt Trăng cũng đặt ra nhiều thách thức cho các tàu vũ trụ. Thiên thể này có lực hấp dẫn - mạnh bằng 1/6 Trái Đất - nhưng không có khí quyển. Không giống sao Hỏa, nơi tàu vũ trụ có thể bay đến điểm hạ cánh và giảm tốc bằng dù, việc hạ cánh xuống Mặt Trăng phụ thuộc hoàn toàn vào động cơ. Nếu chỉ có một động cơ duy nhất, giống như đa số tàu thăm dò nhỏ, thì nó phải chỉnh hướng được vì không có cách nào khác để kiểm soát quá trình hạ độ cao. Động cơ cũng phải có van tiết lưu, cho phép điều chỉnh lực đẩy.

Tại sao ngày nay việc đổ bộ Mặt Trăng vẫn rất khó?

Các tàu vũ trụ đã hạ cánh thành công xuống Mặt Trăng từ những năm 1960. Vì vậy, có lẽ khá khó hiểu khi qua hàng chục năm, Mặt Trăng vẫn là một điểm đến đầy thách thức.

Hồ sơ về các nhiệm vụ Mặt Trăng cung cấp một lý do: Không lâu sau chương trình Apollo, tàu đổ bộ Mặt Trăng không còn được ưa chuộng. Khi tàu vũ trụ Hằng Nga 3 của Trung Quốc đáp xuống vào năm 2013, nó đã đánh dấu lần hạ cánh thuận lợi đầu tiên xuống thiên thể này kể từ tàu Luna 24 của Liên Xô năm 1976.

"Đã nhiều thập kỷ người ta không phát triển tàu đổ bộ. Công nghệ này không phổ biến đến mức bạn có thể dễ dàng học hỏi từ người khác", Nico Dettmann, trưởng nhóm thám hiểm Mặt Trăng của ESA, cho biết.

Việc thử nghiệm rất quan trọng. Nhưng trong khi tên lửa có thể được giữ cố định và thử nghiệm từng bước, các lựa chọn với tàu vũ trụ lại hạn chế hơn. Quá trình thử nghiệm có thể kiểm tra xem điện, lực đẩy, hoạt động điều hướng, liên lạc và các thiết bị có hoạt động không. Tàu vũ trụ cũng có thể trải qua bài kiểm tra rung lắc để đảm bảo chúng chịu được chấn động mạnh khi phóng. Tuy nhiên, không có cách nào hiệu quả để mô phỏng việc hạ cánh xuống Mặt Trăng.

Trong cuộc chạy đua không gian nhiều thập kỷ trước, NASA đã chi tới 25 tỷ USD cho chương trình Apollo nhưng vẫn thất bại nhiều lần trước khi có thể lên tới Mặt Trăng. Cơ quan này hiện có khoảng 70 năm kiến thức và văn hóa hướng tới việc thiết kế, chế tạo và thử nghiệm tàu vũ trụ.

Tuy nhiên, theo chương trình mới mang tên Dịch vụ tải trọng Mặt Trăng thương mại (CLPS), NASA đang tìm cách cắt giảm chi phí và kích thích ngành công nghiệp vũ trụ Mỹ bằng cách trả tiền cho các công ty tư nhân, ví dụ như Astrobotic Technology và Intuitive Machines, để đưa các thiết bị của mình lên Mặt Trăng.

Sự đánh đổi này mang đến nguy cơ thất bại lớn hơn, vì vậy sẽ có nhiều tàu rơi hơn. "Các công ty này đều khá mới. Một cách tương đối, họ cũng đang thực hiện những nhiệm vụ này với ngân sách nhỏ", tiến sĩ Joshua Rasera tại Đại học Hoàng gia London nhận định.

Nhưng theo Rasera, chiến lược này sẽ mang lại kết quả vì các công ty sẽ học hỏi từ những thất bại. "Cuối cùng, chi phí vẫn rẻ hơn nếu tính theo tổng số nhiệm vụ, kể cả khi một số nhiệm vụ đầu tiên có thể thất bại", ông nói.

Thu Thảo (Theo Guardian)

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Sốc trước sự tồn tại kỷ lục của 'hồ ma' ở Thung lũng Chết

Sốc trước sự tồn tại kỷ lục của 'hồ ma' ở Thung lũng Chết

06:20 24/02/2024

Các nhân viên kiểm lâm ở Thung lũng Chết, Mỹ không biết làm thế nào mà “hồ ma” của sa mạc lại tồn tại được hơn nửa năm, thời gian tồn tại lâu nhất trong ký ức mọi người. Một trận mưa gần đây để lại một vũng nước khó hiểu, mà lẽ ra phải khô đi trong vòng vài tuần, vậy mà nó vẫn nguyên vẹn tới 6 tháng.

Giáo viên dạy lái 'mách nước' tài xế nữ lái xe an toàn khi vẫn muốn đi giày cao gót

Giáo viên dạy lái 'mách nước' tài xế nữ lái xe an toàn khi vẫn muốn đi giày cao gót

11:50 11/08/2023

Cả tài xế nam và nữ khi mới lái xe sẽ đều gặp phải bỡ ngỡ nhất định, trong đó phụ nữ có thể gặp trở ngại đặc thù hơn.

Bùng phát virus Nipah gây tử vong 40-75%, khoa học nói gì?

Bùng phát virus Nipah gây tử vong 40-75%, khoa học nói gì?

21:00 21/09/2023

Ấn Độ đang thực hiện các bước khẩn cấp để ngăn chặn sự lây truyền của virus Nipah hiếm gặp nhưng gây chết người lây từ dơi sang người.

Xác ướp tê giác 32.400 năm còn nguyên da lông

Xác ướp tê giác 32.400 năm còn nguyên da lông

13:10 24/09/2024

Xác ướp tê giác lông xoăn được bảo quản hàng chục nghìn năm trong lớp đất đóng băng cung cấp nhiều hiểu biết quý giá về loài vật đã tuyệt chủng.

Việt Nam sẽ có thêm 10 tuyến cáp quang biển

Việt Nam sẽ có thêm 10 tuyến cáp quang biển

01:00 19/06/2024

Đến năm 2027, Việt Nam sẽ triển khai và đưa vào hoạt động thêm 4 tuyến cáp quang biển mới. Từ năm 2028 đến năm 2030 đưa vào hoạt động thêm tối thiểu 6 tuyến cáp quang biển mới. Ngoài ra, 2 tuyến cáp quang đất liền sẽ được xây dựng.

Người trẻ Đông Nam Á tìm đến 'thủ phủ bán dẫn' Đài Loan

Người trẻ Đông Nam Á tìm đến 'thủ phủ bán dẫn' Đài Loan

15:20 13/04/2024

Sinh viên sau đại học ở Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philippines hiện xem Đài Loan là nơi để học tập cũng như tìm kiếm công việc bán dẫn.

Đồng hồ tận thế đứng im trong năm 2024

Đồng hồ tận thế đứng im trong năm 2024

10:40 24/01/2024

Tổ chức BAS thông báo mối đe dọa từ chiến sự Nga - Ukraine, biến đổi khí hậu và công nghệ mới là lý do khiến Đồng hồ Tận thế tiếp tục ở mốc 90 giây trước nửa đêm.

Chuyên gia Pháp hiến kế để Hà Nội có rừng trong phố

Chuyên gia Pháp hiến kế để Hà Nội có rừng trong phố

18:10 12/06/2024

TP - Cuộc thi tuyển Ý tưởng Quy hoạch Công viên văn hóa đa chức năng tại khu vực bãi nổi giữa và bãi ven sông Hồng đang nhận bài thi. Kiến trúc sư Emmanuel Cerise, Trưởng đại diện Vùng Ile-de-France tại Hà Nội, tham gia hội đồng giám khảo. Trong cuộc trao đổi với Tiền Phong, ông đề xuất quy hoạch khu bãi giữa sông Hồng thành rừng tạo nên nét riêng cho Hà Nội.

Cục Thủy sản yêu cầu xác minh vụ ‘nhiều nghiên cứu giống 100% kết quả đã công bố’

Cục Thủy sản yêu cầu xác minh vụ ‘nhiều nghiên cứu giống 100% kết quả đã công bố’

12:40 07/03/2024

Liên quan vụ một dự án khoa học cấp bộ có nhiều nội dung giống 100% nghiên cứu đã công bố, Cục Thủy sản yêu cầu xác minh.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới