Sống một mình với đủ thứ bệnh, tuổi già cô quạnh của bà Vân, 79 tuổi, đã thay đổi khi có một người hàng xóm hàng ngày qua thăm nom.
Trong ngôi nhà điển hình của người già neo đơn, ánh sáng mờ ảo, hầu hết đồ đạc phủ một lớp bụi mỏng, những hộp thuốc khắp nơi. Dưới mặt kính của bàn kẹp tờ giấy ghi số điện thoại của người thân, để nhỡ có việc gì sẽ nhanh chóng liên lạc được.
Trên mặt bàn đó, bà Nhuế Tương Vân lưu số người hàng xóm Chiêm Huân Ninh, 62 tuổi. "Tôi bị hạ đường huyết và khó khăn đi lại. Chỉ cần một cuộc điện thoại, cô ấy ngay lập tức đến nhà tôi", bà Vân, sống ở đường Hà Nam, quận Cổ Lâu, Nam Kinh cho biết.
Đây là một trong những khu vực có dân số già cao nhất Nam Kinh, với trung bình cứ bốn người có một người già.
Khi còn trẻ, bà là kỹ sư của nhà máy, nuôi dạy được con trai và gái rất giỏi. Anh con trai đã định cư ở Mỹ từ 1998, còn con gái sống ở khu đô thị mới cách hơn 20 km. Mặc dù thành công nuôi con, tuổi già bà cô quạnh kể từ khi chồng mất năm 2010. Bị ung thư bàng quang, bà đã phẫu thuật hai năm trước, giờ gặp khó khăn đi vệ sinh. Ngoài ra, bà còn mắc các bệnh tim mạch và tiểu đường.
Trong thời Covid-19, tình trạng bệnh trở nặng, bà không tìm được người giúp việc phù hợp, cho đến khi gặp Chiêm Huân Ninh, thành viên của "Time bank" (Ngân hàng thời gian). Những người như Huân Ninh sẽ đưa cơm, lấy thuốc, đi cùng đến phòng khám, trò chuyện và nương tựa trong cuộc sống.
Đây là mô hình "người trẻ hơn chăm sóc người già hơn", với hầu hết các tình nguyện viên là người vừa nghỉ hưu có sức khỏe tốt, có thời gian, hiểu tâm lý người cao tuổi. Khi cần được chăm sóc trong tương lai, họ có thể đổi số giờ mình đã phục vụ trước đây để có người tương trợ.
Chiêm Huân Ninh nghỉ hưu 7 năm trước và gia nhập "Time bank" được ba năm. Bà có chứng chỉ điều dưỡng thông qua khóa đào tạo của tổ chức. Đến nay bà đã tích lũy được hơn 630 giờ phục vụ và giúp đỡ gần 100 người.
Bà kể đã chứng kiến quá nhiều sự cô quạnh và bất lực của tuổi già. Một cụ ông ngồi xe lăn bị con trai ép chuyển nhượng tài sản, thi thoảng còn bị đuổi khỏi nhà. Một cụ ông khác bệnh Alzheimer nặng, con cái sợ đi lạc nên nhốt lại. Một cụ bà 90 tuổi mắc bệnh thấp khớp đã nói với Chiêm: "Nếu không có bạn, tôi cảm thấy mình không chốn dung thân".
Những năm gần đây, ngày càng có nhiều người trẻ tham gia "Time Bank". Khi Trần Hinh Di, 23 tuổi, gia nhập cuối năm 2022, ý định của cô rất đơn giản là thời gian phục vụ của mình sẽ được sử dụng trong tương lai cho bà nội.
Hinh Di có chứng chỉ điều dưỡng chuyên nghiệp cho người cao tuổi. Năm 17 tuổi, mẹ và ông của cô lần lượt qua đời vì bệnh tật. Chứng kiến sự mong manh và vô thường của cuộc sống, Hinh Di đã chọn học chuyên ngành quản lý và dịch vụ chăm sóc người già.
Ở "Time bank", cô cung cấp dịch vụ cắt tóc, vệ sinh và massage, cũng như chăm sóc y tế cơ bản khác, nhưng việc cô thấy quan trọng nhất là an ủi tinh thần. "Nếu thiếu bạn đồng hành lâu dài, khả năng trầm cảm ở người già sẽ tăng nhanh", cô nói.
Mô hình này đã được Sử Tú Liên, vốn là một giảng viên tại một trường cao đẳng nghề ở Nam Kinh sáng lập. Vào năm 2011, khi làm nghiên cứu cho dự án về người cao tuổi, cô đã đi từ khó xử đến bàng hoàng trong việc chăm sóc người già.
Hồi đó cô đã cố gắng thuyết phục những người bị khó khăn vận động vào viện dưỡng lão, nhưng dần hiểu có rất nhiều rào cản với họ, từ chi phí cao đến tâm lý lo sợ con cái "bất hiếu", bị bỏ rơi, bên cạnh những tin tức tiêu cực về viện dưỡng lão khiến họ lo ngại.
"Họ bị ám ảnh bởi ngôi nhà của chính mình. Đó là nơi họ sinh sống bao năm và cũng muốn ra đi từ đó", Sử Liên nói.
Năm 2021, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đề xuất mô hình chăm sóc người cao tuổi "9073", tức 90% người cao tuổi chọn chăm sóc tại nhà, 7% dựa vào sự hỗ trợ của cộng đồng và chỉ 3% trong viện dưỡng lão. Tuy nhiên, khoảng cách chăm sóc người cao tuổi tại nhà còn rất hạn chế. Số liệu 2021 cho thấy cả nước có khoảng 45 triệu người cao tuổi bị khuyết tật vận động nhưng chỉ có 500.000 điều dưỡng được chứng nhận. Mặt khác mức giá cao khiến người thu nhập thấp không thể tiếp cận.
Một lần Sử Tú Liên tới thăm nhà một người hơn 60 tuổi bị khuyết tật vận động, sống một mình trong ngôi nhà đóng kín. Ông để một lỗ trên cửa để nhỡ khi có việc gọi hàng xóm giúp đỡ. Cô nghĩ về cha mẹ mình ở Lật Dương, tỉnh Giang Tô, lo lắng cho tình cảnh của họ trong tương lai khi con cái đều đi làm ăn và định cư xa nhà cả nghìn km.
"Tôi nghĩ đến khả năng mình cố gắng giúp đỡ người xung quanh thành phố này, rồi ở quê cũng có người khác sẵn lòng giúp cha mẹ tôi", cô nói.
Năm 2013, cô bắt đầu xây dựng "Time bank". Trải qua nhiều khó khăn đến 2019, chính quyền thành phố Nam Kinh đã triển khai thí điểm tại 247 cộng đồng ở 12 quận. Ngày nay, trong thành phố có 1.447 điểm với 200.000 tình nguyện viên.
Chính quyền thành phố cũng quy định một số "người cao tuổi được miễn phí thời gian", gồm người già nghèo, người tàn tật, gia đình "người già đôi" trên 80 tuổi hoặc người già sống một mình, người già bị bỏ lại ở nông thôn. Đồng thời, nền tảng trực tuyến toàn thành phố cho phép gửi và rút tiền. Nơi đây người già hoặc con cái họ có thể giúp mua sắm các nhu yếu phẩm cần thiết và sẽ có dịch vụ mang tận nơi.
Sử Tú Liên cũng thiết kế một cơ chế "chuyển giao thời gian". Giả sử cô làm tình nguyện viên ở quận Kiến Nghiệp, có thể sử dụng thời gian tích trữ của mình cho mẹ ở quận Cổ Lâu.
"Nó giống như một tài khoản ngân hàng, cho phép gia đình trực hệ tận hưởng khoảng thời gian các thành viên đã tiết kiệm được", cô chia sẻ và nói thêm mô hình cũng chính là giải pháp cho người độc thân an tâm hơn khi tuổi già ập đến.
Điểm nổi bật của "Time bank" là bất biến và bình đẳng. Vật giá có thể trượt giá, nhưng thời gian chống lại lạm phát. 500 giờ tích lũy qua hoạt động tình nguyện khi còn trẻ vẫn sẽ là 500 giờ khi về già. Và dù tình nguyện viên là nhà tâm lý hay một bà nội trợ đều tích trữ được một lượng thời gian như nhau trong cùng một thời gian giúp người cao tuổi.
Đến nay mô hình này đã mở rộng thí điểm ra 5 thành phố thuộc ba tỉnh trên cả nước. Tuy nhiên, do mức độ già hóa ở các vùng khác nhau và nhu cầu chăm sóc người cao tuổi cũng rất khác nhau nên vẫn còn một chặng đường dài để mở ra "cơ chế thừa nhận" giữa các thành phố.
Điều chắc chắn là "Time bank" đã trở thành một cách để toàn xã hội chủ động ứng phó với tình trạng già hóa. "Khi chúng ta không có đủ hỗ trợ tài chính để lựa chọn các dịch vụ trên thị trường, mô hình này có thể trở thành bức tường bảo vệ chăm sóc người cao tuổi", Sử Tú Liên nói.
Bảo Nhiên (Theo Zhuanlan)
Hai tháng nay, ông Ngô Bình căng thẳng với hàng xóm bởi không thể chịu nổi mùi hôi từ bầy mèo hoang họ mang đến.
Người phụ nữ 65 tuổi mệt mỏi, da xanh, môi tím, khó ăn uống và đi lại, không đi viện do sợ mất Tết nếu bác sĩ 'bắt' nhập viện.
Thành phố Copenhagen hơn 900 năm tuổi gắn với đại văn hào Andersen - tác giả của những câu chuyện cổ tích Nàng tiên cá, Cô bé bán diêm, Bà chúa tuyết… hiện lên đầy mộng mơ và cổ kính trong loạt ảnh mới nhất của blogger du lịch Quỷ Cốc Tử.
Những bức di ảnh mờ nhạt, bị thời gian làm cho nhòa đi khuôn mặt của các liệt sĩ khiến anh Hồ Xuân Hoàng (bí thư Đoàn xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế) chẳng cầm được lòng.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa trong lễ trao giải thưởng Dế Mèn chiều 29-5 mà ông là giám khảo đã trả lời một bài báo ‘đắng đót’ cách đây gần chục năm ‘Ai đã ăn thịt thần đồng’ rằng: Chẳng có ai ăn thịt thần đồng cả.
HUẾ - Trong 2 tuần, Thừa Thiên Huế ghi nhận 5 ca nghi ngờ mắc ho gà , trong đó có 2 ca dương tính.
Hành trình cuộc sống sinh viên sau một năm được tiếp sức từ suất học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ đã mở ra nhiều thay đổi tích cực, mình thật hạnh phúc vì điều đó.
Em thường bị thu hút bởi những người có ngoại hình cao (trên 1,7 m), ăn mặc gọn gàng; tử tế, chân thành và trưởng thành.
Quảng Ninh - Ngày 19.8, sau hai năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, hội thi Vua gà đã được huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) tổ chức trở lại....