Nhà thơ Trần Đăng Khoa trong lễ trao giải thưởng Dế Mèn chiều 29-5 mà ông là giám khảo đã trả lời một bài báo ‘đắng đót’ cách đây gần chục năm ‘Ai đã ăn thịt thần đồng’ rằng: Chẳng có ai ăn thịt thần đồng cả.
Phát biểu tại lễ trao giải thưởng này, người từng là thần đồng thơ cho biết gần đây ông không thấy các em nhỏ làm thơ nữa.
Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Trần Đăng Khoa cho biết tất cả những người làm thơ nổi tiếng thời của ông thì đến nay cũng không còn ai tiếp tục làm thơ cho trẻ con nữa, chỉ còn mình ông vẫn "kẽo kẹt" trên cánh đồng chữ, gieo những vẫn thơ cho thiếu nhi.
Giải thưởng sáng tác văn nghệ cho thiếu nhi mang tên Dế Mèn của báo Thể thao và Văn hóa trao năm mùa giải nhưng cũng chỉ có ba mùa giải tìm được Hiệp sĩ Dế Mèn và đều không có "thần đồng" thơ nào.
Một số em nhỏ giành giải thưởng Khát vọng Dế Mèn nhưng ở mảng văn xuôi.
Hiện thực này không mới lạ mà từ gần chục năm trước đã có một bài báo đặt tiêu đề Ai đã ăn thịt thần đồng?
Từng là một thần đồng thơ, Trần Đăng Khoa thấy câu hỏi thật "đắng đót". Ông thừa nhận gần đây hầu như không thấy các em nhỏ làm thơ nữa.
Nhưng ông khẳng định "chẳng có ai ăn thịt thần đồng cả, chỉ là các thần đồng chưa được đánh thức".
Ông dẫn chứng, mới đây ông đi trao giải tại một trường tiểu học ở Đắk Nông. Ông được ban tổ chức nhờ hướng dẫn các em làm thơ và ông đã bày cách làm thơ cho các em nhỏ trong 15 phút.
Sau đó ông ra đề cho các em làm bài thơ chung về đề tài Biến đổi khí hậu.
Rất nhanh chóng, ông nhận được một bài thơ rất thú vị, nhuần nhị, dễ thương do các em mỗi người góp một câu thơ làm "ngay tại trận".
Trần Đăng Khoa không nghi ngờ rằng các em nhỏ thời nào cũng đầy tài năng và giàu tâm hồn yêu thương để nuôi dưỡng được những vần thơ đẹp. Chỉ là làm sao cha mẹ, thầy cô, xã hội có cách đánh thức được các tài năng và tâm hồn ấy.
Cá nhân ông cũng muốn đóng góp phát hiện, nuôi dưỡng các thần đồng thơ. Bằng cách nếu giải thưởng Dế Mèn tìm được các em nhỏ làm thơ để trao giải Hiệp sĩ Dế Mèn thì ông sẽ trao thêm phần thưởng của cá nhân ông trị giá bằng giải thưởng của ban tổ chức cho Hiệp sĩ Dế Mèn ấy.
Về giải thưởng Dế Mèn năm nay, ban tổ chức đã trao giải thưởng cao nhất, giải Hiệp sĩ Dế Mèn cho nhà văn Lý Lan với Tự truyện một con heo (NXB Trẻ) cùng những cống hiến cho văn học thiếu nhi trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của bà.
Lý Lan là nhà văn thứ 3 được trao Hiệp sĩDế Mèn sau Nguyễn Nhật Ánh và Trần Đức Tiến.
Nhà văn Lý Lan đang ở Mỹ không đến trực tiếp nhận giải thưởng. Qua video online, bà cho biết rất vui và bất ngờ vì được trao giải.
Nhất lại là giải thưởng cho một tác phẩm bà viết theo phong cách giễu nhại - một phong cách mà theo bà thấy ở Việt Nam ít người viết.
Ngoài ra, 5 giải thưởng Khát vọng Dế Mèn được trao cho: nhà văn Lữ Mai với bản thảo truyện dài Dưới khung trời ngát xanh và nhà thơ Lã Thanh Hà với tập thơ Vương quốc nhỏ bí mật (minh họa Như Quỳnh, NXB Hà Nội, Crabit Kidbooks); LinhRab với Cuộc phiêu lưu của Dế Út (bộ truyện tranh 4 tập, NXB Kim Đồng);
Và Trăng ơi… từ đâu đến? (ca khúc của Thái Chí Thanh, phổ thơ Trần Đăng Khoa) dành cho âm nhạc; Thư viện kỳ bí (bản thảo tranh truyện của Lê Sinh Hùng, 14 tuổi).
Hai tác phẩm được trao Tặng thưởng của Hội đồng giám khảo:
- Chùm sách thiếu nhi trong bộ Vun đắp tâm hồn (NXB Kim Đồng) của nhà văn May gồm Bánh mì gối xinh (Thư Cao vẽ) và Ông già Noel và cuộc phiêu lưu của đôi giày mới (Thảo Võ vẽ).
- Con khỉ vàng Bắp ở Rú Mò (bản thảo truyện dài của Đặng Chương Ngạn).
Trong lễ Quốc khánh của Luxembourg hôm 23/6, Đại công tước Henri thông báo sẽ bàn giao ngai vàng cho con trai, Hoàng tử Guillaume, sau 24 năm nắm quyền.
Nhìn vào các giải thưởng sách vở, văn chương năm 2023, có thể thấy sự chiếm lĩnh mạnh mẽ của những tác giả trẻ.
Hơn chục ngôi đình cổ ở Hà Trung (Thanh Hóa) đang rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào do nhiều năm không được bảo vệ, quan tâm đúng mức.
Ngày 6-6, Tỉnh đoàn Kiên Giang tổ chức ra quân Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè tỉnh Kiên Giang năm 2024.
Tại ngày hội được tổ chức giữa lòng TPHCM, các bạn sinh viên Lào, Campuchia dù xa quê vẫn đón nhận không khí, hương vị tết cổ truyền của quê hương bằng sự quan tâm, chăm lo của cấp chính quyền TPHCM.
Hội hoa trượng (nghĩa là trò kéo chữ) là một phần mở rộng của lễ hội Phủ Dày gắn liền với công lao của Vương phi Trần Thị Ngọc Đài (1577-1669), thể hiện sự biết ơn công đức của Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Hơn 300 tình nguyện viên Hà Nội cải tạo không gian bờ sông Hồng dọn dẹp vệ sinh, thu gom hàng chục tấn rác tại bờ sông Hồng.
Những ngày đầu tháng 10, Hà Nội sôi động lại thêm lung linh với cờ hoa rợp phố trong nắng thu vàng mừng kỉ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô 10-10.
Ngày 26/5, tại xã Đà Vị (Na Hang), Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm 'Năm Thanh niên tình nguyện' và ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2024.