Những bức di ảnh mờ nhạt, bị thời gian làm cho nhòa đi khuôn mặt của các liệt sĩ khiến anh Hồ Xuân Hoàng (bí thư Đoàn xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế) chẳng cầm được lòng.
Là một người trẻ được tiếp xúc với công nghệ, anh Hoàng nghĩ mình phải làm gì đó để đền ơn những liệt sĩ đã làm nên hình hài đất nước hôm nay.
Mẹ Văn Thị Giao (83 tuổi, trú xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế) có chồng là liệt sĩ Phan Thịnh hy sinh cách đây 60 năm. Lúc hai vợ chồng ông bà chỉ vừa mới kết hôn và có với nhau một người con gái.
Nghe tin chồng hy sinh, mẹ Giao nuốt nước mắt lập bàn thờ vọng vì không tìm đâu được di ảnh của ông.
Sau ngày đất nước thống nhất, nhờ sự giúp đỡ của chính quyền nên gia đình mới tìm được một bức ảnh chân dung liệt sĩ Thịnh năm 18 tuổi và đưa lên phụng thờ từ đó.
Mấy mươi năm sau, bức ảnh thờ liệt sĩ Phan Thịnh bị thời gian làm cho hoen ố. Mỗi bận cúng giỗ, mẹ Giao không cầm được nước mắt khi thấy khuôn mặt người mình yêu thương cứ nhòe dần đi.
Trong một lần đến thăm hỏi gia đình mẹ Giao, anh Hoàng biết được tâm tư của mẹ. Nắm tay người mẹ Việt Nam anh hùng, anh Hoàng nói rằng: "Con sẽ giúp mẹ hết buồn".
Thắp nén nhang lên di ảnh của liệt sĩ Phan Thịnh, anh Hoàng xin phép gia đình được gỡ bức ảnh xuống rồi lấy máy ảnh ra chụp lại. Về đến nhà, anh đưa bức di ảnh vào phần mềm chỉnh sửa ảnh trên máy tính rồi tỉ mẩn xóa đi những vết nhòa trên bức ảnh.
Chỉnh xong, anh Hoàng sử dụng một phần mềm AI phục hồi màu cho bức ảnh để làm sao khuôn mặt người liệt sĩ giống với lúc sinh thời nhất. Khi bức di ảnh được phủ màu, chàng bí thư xã đoàn lưu lại trong điện thoại rồi chạy xuống gia đình một lần nữa, hỏi lại mẹ Giao xem đã giống chồng mình chưa?
Cầm bức di ảnh chồng mình hồng hào, lành lặn trên tay, mẹ Giao không kìm được nước mắt. "Đúng chồng tôi đây rồi, đúng anh Thịnh hồi trẻ đây rồi", mẹ Giao nghẹn ngào.
Kể về việc làm của mình, anh Hoàng nói rằng bắt đầu phục hồi di ảnh liệt sĩ vào đúng dịp 27-7 năm ngoái.
"Tôi xem trên mạng có nhóm bạn trẻ sử dụng công nghệ để phục hồi lại những bức ảnh chân dung của các liệt sĩ rồi trao lại cho thân nhân. Thấy quá hay nên tôi mày mò bắt đầu làm theo", anh Hoàng kể.
Bức ảnh đầu tiên được anh Hoàng "thử nghiệm" chính là di ảnh của cô ruột anh - liệt sĩ Hồ Thị Đầm. Bà nội của anh Hoàng - mẹ Việt Nam anh hùng Phạm Thị Hư - khi nghe việc cháu nội sắp làm đã đồng ý cho Hoàng mượn bức hình duy nhất chụp con gái mà bà xem như báu vật để thử phục hồi.
"Tôi mất đến 3 ngày để vừa mò mẫm công nghệ, vừa chỉnh sửa làm sao cho ảnh của cô mình thành hình đẹp nhất. Trong lúc chỉnh sửa, tôi phải liên tục hỏi bà nội là hình như vậy đã giống cô lúc còn sống hay chưa", anh Hoàng kể.
Bức ảnh hoàn thành được anh Hoàng in ra, đóng khung trang trọng rồi đưa về cho bà nội để thay bức ảnh cũ đã mờ phai trên bàn thờ.
Cầm bức ảnh trên tay, bà Hư trào nước mắt. Kể từ ngày cô Đầm hy sinh, đây là lần đầu tiên bà được nhìn rõ khuôn mặt nhớ thương của con gái mình.
Bà bảo ảnh này không thờ nữa mà sẽ treo lên đầu giường để được ngắm con gái mỗi ngày.
Thấy khuôn mặt hạnh phục của bà nội, anh Hoàng biết mình đã làm được một việc vô cùng ý nghĩa.
"Tôi trình bày ý tưởng sẽ nhận phục hồi di ảnh liệt sĩ miễn phí lên lãnh đạo xã, đề nghị phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh thực hiện và được đồng ý ngay", anh Hoàng kể.
Anh Nguyễn Văn Anh, phó bí thư Đoàn Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết sau khi nhận được đề nghị của anh Hoàng, sở đã phát thông báo rộng rãi để thân nhân các liệt sĩ có nhu cầu phục hồi di ảnh được biết.
Sở cũng thông qua nguồn xã hội hóa để hỗ trợ khung ảnh, in ấn.
76 bức di ảnh đã được anh Hoàng phục hồi và cùng Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Tỉnh Đoàn Thừa Thiên Huế phối hợp với các đơn vị khác trao tận tay cho các gia đình liệt sĩ dịp 27-7 này.
"Tôi sẽ tiếp tục nhận phục lại di ảnh miễn phí cho các gia đình liệt sĩ có nhu cầu. Đây là cách để thế hệ trẻ như tôi tri ân những người làm nên đất nước", anh Hoàng nói.
Anh Nguyễn Thanh Hoài, bí thư Tỉnh Đoàn Thừa Thiên Huế, nói rằng hoạt động phục hồi lại di ảnh và trao tặng cho các gia đình liệt sĩ là hoạt động vô cùng ý nghĩa vào dịp 27-7 năm nay.
"Việc làm này thể hiện tính sáng tạo, tiếp cận công nghệ nhằm phục vụ công việc của các bạn đoàn viên trẻ. Chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này trong thời gian tiếp theo", anh Hoài nói.
Cần Thơ - Sở Y tế Cần Thơ kiến nghị cần có cơ chế, chính sách, hướng dẫn cụ thể liên quan để triển khai thực hiện mô hình bác...
Đoàn tàu du lịch Huế - Đà Nẵng dự kiến khai thác vào dịp 26/3 với nhiều dịch vụ trong toa khách được làm mới.
Một cụ ông ở Vĩnh Long đã mạnh dạn chi hơn 1 tỉ đồng sưu tầm lưu giữ những đồ vật xưa, cũ để cho thế hệ con cháu biết...
Rajinder Kalia, 68 tuổi, người tự nhận là thần tiên giáng thế, đang bị kiện đòi bồi thường 10 triệu USD với cáo buộc lừa đảo và cưỡng hiếp các đệ tử.
Từ khát vọng, nhiệt huyết của tuổi trẻ, nhiều thanh niên ở huyện miền núi Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn bàn bạc, triển khai thành lập Hợp tác xã (HTX) thanh niên Chi Lăng nhằm đưa các mặt hàng nông sản địa phương trở thành sản phẩm hàng hóa tới các vùng miền, vừa khởi nghiệp làm giàu, vừa tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương.
Thấy hai cô gái kêu cứu trong ngôi nhà đang cháy, anh Bằng nhảy lên mái nhà cấp bốn cạnh đó, trèo lên khung sắt, đập vỡ con tiện ở ban công, cứu người.
Tại Ngày hội Việt Nam Xanh, hơn 150 sinh viên Trường đại học Nguyễn Tất Thành đã tham gia 3 buổi thực hành chụp ảnh tại ngày hội.
Chuyển bến phà, đi cáp treo hay dùng phương tiện công cộng là những cách tránh đợi phà 4-5 tiếng khi đến đảo Cát Bà dịp lễ.
Phim Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp tiết lộ bản âm thanh gốc ‘Cuộc hội thoại cuối cùng giữa Cogny và De Castries’.