Những ngày cuối năm, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) tiếp nhận cấp cứu nhiều trẻ bị thương, bỏng tại nhiều vị trí trên cơ thể do tự chế pháo nổ học trên mạng xã hội.
Sáng 29-12, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho biết đang điều trị cho hai bệnh nhi 14 tuổi và 11 tuổi bị thương và bỏng vì tự chế pháo tại nhà.
Theo đó, nam bệnh nhi T. (14 tuổi, ngụ tỉnh Gia Lai) hiện đang được y bác sĩ của khoa bỏng - chỉnh trực Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) tích cực điều trị các vết thương ở vùng mặt, bàn tay phải… vì chế tạo pháo.
Theo lời người nhà, do đang ở tuổi khám phá, tò mò nên T. tham khảo thông tin chế pháo trên mạng. Sau đó em đã đặt mua hóa chất rồi làm theo. Sự việc chỉ được phát hiện khi cả nhà nghe tiếng nổ lớn.
T. được đưa vào cơ sở y tế gần nhà sơ cứu, rồi chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp tục điều trị. Bệnh viện Nhi đồng 2 ghi nhận T. bị giập nát bàn tay phải, bỏng vùng mặt, mắt và bộ phận sinh dục.
Bác sĩ Đinh Gia Khánh, khoa bỏng - chỉnh trực cho biết, ngay khi nhập viện T. được phẫu thuật cấp cứu, cắt lọc, khâu vết thương và điều trị bỏng. Các y bác sĩ đã khẩn trương điều trị để giảm thiểu thương tổn do pháo nổ gây ra.
Ngoài bệnh nhi T., khoa cũng đang điều trị cho một bệnh nhi 12 tuổi cũng là nạn nhân do tự chế pháo.
Nhằm tránh những tai nạn do tự chế pháo gây nổ, bác sĩ CK1 Ngô Hồng Phúc - phó trưởng khoa bỏng - chỉnh trực khuyến cáo: gia đình, nhà trường nhắc nhở trẻ tuyệt đối không được sử dụng, chế tạo pháo. Giáo dục cho trẻ hiểu các mức độ nguy hiểm như có thể gây cháy nổ, thương tích, tàn tật, thậm chí gây tử vong.
Đồng thời giám sát chặt chẽ hoạt động của trẻ em, đặc biệt là trong thời gian gần Tết khi xuất hiện nhiều video hướng dẫn tự chế tạo pháo nổ tại nhà trên mạng xã hội.
"Việc tự chế pháo nổ là một hoạt động rất nguy hiểm, có thể gây hại nghiêm trọng cho trẻ em và những người xung quanh. Vì thế gia đình, trường học và cộng đồng cần hợp tác để giáo dục trẻ em nhằm đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người", bác sĩ Phúc nhấn mạnh.
Lo ngại dịch sởi diễn biến phức tạp, nhiều phụ huynh tại TP.HCM chủ động đưa trẻ tiêm vắc xin sởi.
Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã có quyết định cho dừng hoạt động đối với Phòng khám đa khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu Một thuộc Công ty TNHH MTV DVYT Nguyễn Trãi - Chi nhánh Thủ Dầu Một.
Nhiều bệnh viện có nhà vệ sinh không thua kém ở khách sạn, nhưng cũng có những nơi nhà vệ sinh là nỗi ám ảnh của bệnh nhân.
Theo các bác sĩ độ tuổi tốt nhất để phụ nữ sinh con là dưới 30 tuổi. Tuy nhiên, ở độ tuổi này phụ nữ lại tập trung cho học tập, công việc, nhất là ở các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội...
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa cấp cứu, rút ống thông tiểu bị bỏ quên trong niệu quản một cụ bà 80 tuổi suốt 4 năm qua.
Nước sinh hoạt do công ty cung cấp cho người dân xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hoà (Khánh Hoà) đục không khác gì nước ruộng.
Đi bệnh viện, ngoài chi phí 'cứng' tiền khám và xét nghiệm, hầu hết người bệnh còn phải trả một khoản tiền lớn cho việc mua thuốc, sản phẩm hỗ trợ, thực phẩm chức năng. Nhiều toa thuốc bất hợp lý, quá nhiều món 'hỗ trợ'.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa vừa có thông báo ban đầu, sau khi bị người nhà tố tắc trách khi tiếp nhận, điều trị cho bệnh nhân cấp cứu.
Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị Sở Y tế Vĩnh Phúc tập trung cấp cứu, điều trị kịp thời cho 336 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa ngày 14-5.