Lo ngại dịch sởi diễn biến phức tạp, nhiều phụ huynh tại TP.HCM chủ động đưa trẻ tiêm vắc xin sởi.
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online trước nguy cơ bùng phát dịch sởi, nhiều trạm y tế đã tổ chức tiêm vắc xin liên tục cho trẻ. Tại những địa phương đã xuất hiện ổ dịch, trạm y tế tổ chức tiêm lưu động cho trẻ tại ổ dịch.
7h sáng tại trạm y tế phường Phước Long A (TP Thủ Đức), nhiều phụ huynh có mặt từ sớm xếp hàng để đợi đến lượt tiêm vắc xin phòng sởi và nhiều loại vắc xin khác. Phía trong trạm bố trí các khu vực đón tiếp, hướng dẫn, thăm khám và khu vực ngồi chờ sau tiêm cho các phụ huynh.
Chị H.K. (29 tuổi, TP Thủ Đức) cho biết có đọc tin về nguy cơ bùng phát dịch sởi ở trẻ gần đây nên rất lo lắng. Vì vậy, con vừa tròn 9 tháng tuổi, được trạm y tế gọi đi tiêm, chị đã đưa con đến đến trạm tiêm ngay.
"Hiện con đã đi nhà trẻ, trạm y tế thông báo tôi sắp xếp công việc nghỉ ở nhà một hôm để đưa con đi tiêm. Đi học sợ lây lan từ bạn bè, tiêm cho con rồi cũng bớt lo lắng hơn", chị K. nói.
Chị N.T. (34 tuổi) cũng cho biết trước ngày đi tiêm, các y bác sĩ ở trạm y tế đã gọi điện thông báo cho gia đình trẻ đủ tháng tiêm sởi mũi 1 nên gia đình không lơ là, đưa trẻ đi tiêm ngay.
"Phải tiêm đủ mũi sởi cho con mới yên tâm, đọc tin tức trên báo đài về nguy cơ bùng phát dịch sởi tôi cũng rất lo lắng", chị T. nói.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện trạm y tế phường Phước Long A (TP Thủ Đức) cho biết sáng 13-8, trạm đã lập danh sách 28 trẻ trên địa bàn đủ tháng để tiêm vắc xin sởi mũi 1 và mũi nhắc lại.
Để các phụ huynh nhớ lịch, trước ngày tiêm nhân viên trạm đã gọi điện tư vấn, vận động phụ huynh đi tiêm vắc xin cho con. Phường tiêm cho tất cả trẻ không phân biệt thường trú hay tạm trú.
Tuy nhiên, trong khi có người ý thức được tầm quan trọng của việc tiêm sởi, nhiều phụ huynh vẫn còn chủ quan, lơ là không nhớ lịch tiêm cho con để trễ nhiều tháng. Một số phụ huynh phải gọi liên tục nhiều lần, nhưng vẫn không đưa con đi tiêm với các lý do như bận công việc, quên lịch tiêm… , thậm chí nhiều người không muốn tiêm cho con.
Đại diện trạm y tế phường Bình Chiểu (TP Thủ Đức) chia sẻ trên địa bàn phường đã xuất hiện ổ dịch sởi, do vậy trạm y đã phối hợp Trung tâm Y tế tổ chức tiêm vắc xin sởi lưu động cho trẻ tại nơi có ổ dịch.
TP thủ Đức cũng đã huy động lực lượng cộng tác viên, tổ khu phố để lập danh sách, rà soát, vận động người dân đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ.
Số ca mắc bệnh sởi tại TP.HCM đang tăng liên tục từ tháng 5-2024 đến nay. TP đã có 16 quận, huyện có ca mắc sởi và 3 trẻ tử vong.
Sở Y tế TP.HCM lý giải nguyên nhân của tình trạng bệnh sởi tăng là do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong năm 2020 - 2021, tình trạng gián đoạn cung ứng vắc xin trong tiêm chủng mở rộng năm 2022 - 2023 đã ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ bao phủ vắc xin tiêm chủng mở rộng và vắc xin sởi của các tỉnh phía Nam, trong đó có TP.HCM.
TP sẽ mở chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi cho khoảng 517.250 trẻ theo hình thức tiêm tại trường học, trạm y tế, bệnh viện, chiến dịch kéo dài từ tháng 7 đến tháng 9-2024.
Có người phải học đọc, viết lại từ đầu sau khi bị sét đánh. Cũng có người bỗng trở nên 'siêu chịu lạnh' sau khi thoát khỏi 'thiên lôi'.
Việc tiếp xúc với tiếng ồn kéo dài sẽ gây tổn hại đến sự phát triển thính giác và nhận thức của trẻ sơ sinh.
bài viết này cung cấp thông tin về một bệnh nhiễm trùng não hiếm gặp và gây tử vong do amip naegleria fowleri gây ra. bài viết giới thiệu các triệu chứng, nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và các tùy chọn điều trị của bệnh. bài viết cũng đề cập đến các câu hỏi có thể hỏi bác sĩ và các nguồn tham khảo khác.
Tình trạng dồn ứ giao thông, thường xuyên kẹt xe trước cổng số 2 Bệnh viện Mắt đường Nguyễn Thông (quận 3, TP.HCM) khiến người bệnh than phiền khó khăn vất vả khi đón taxi.
Sau khi ăn bánh mì thịt, 73 người ở Đồng Nai có biểu hiện nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, sốt phải nhập viện theo dõi và điều trị.
Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận nhiều ca sốt xuất huyết nặng, diễn biến phức tạp, biến chứng nguy hiểm và nguy cơ tử vong cao.
bài viết này cung cấp thông tin về bệnh than, một nhiễm khuẩn do vi khuẩn bacillus anthracis gây ra. bài viết nêu các triệu chứng, nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và các tùy chọn điều trị của bệnh than theo các tuyến đường xâm nhập khác nhau, bao gồm da, tiêu hóa, hô hấp và tiêm. bài viết cũng đưa ra các liên kết để tìm hiểu thêm và hỏi bác sĩ.
Tại Việt Nam, 42% người lao động thường xuyên gặp căng thẳng.
Thanh tra Sở Y tế TP HCM kiểm tra đột xuất, phát hiện cơ sở UCI International đang 'tăng size dương vật' cho khách dù chỉ đăng ký dịch vụ tắm hơi, massage.