Kê toa thuốc bất hợp lý: 'Một tiền gà, ba tiền thóc'

08:50 23/08/2024

Đi bệnh viện, ngoài chi phí "cứng" tiền khám và xét nghiệm, hầu hết người bệnh còn phải trả một khoản tiền lớn cho việc mua thuốc, sản phẩm hỗ trợ, thực phẩm chức năng. Nhiều toa thuốc bất hợp lý, quá nhiều món "hỗ trợ".

Quy định hiện hành không cho phép kê thực phẩm chức năng vào đơn thuốc - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Mới đây, khi đi khám tiêu hóa tại một bệnh viện tuyến cuối ở Hà Nội, một nữ bệnh nhân 35 tuổi cho biết không khỏi bất ngờ khi tiền thuốc chỉ hơn 300.000 đồng nhưng tiền men tiêu hóa nhập khẩu và thực phẩm hỗ trợ tới hơn 2 triệu đồng.

Bác sĩ kê toa hưởng lợi lớn nên 'cấm cũng kê'

Theo bệnh nhân này, điều khiến chị bức xúc là không nhận được giải thích, tư vấn gì về thực phẩm chức năng bác sĩ kê trong sổ y bạ. Chỉ đi khi mua thuốc về, đọc hướng dẫn sử dụng của từng loại chị mới biết đâu là thuốc, đâu là thực phẩm chức năng.

Cách đây không lâu, nam bệnh nhân 50 tuổi được chẩn đoán đau nửa đầu căn nguyên mạch máu tại một bệnh viện quân đội đã được bác sĩ kê tới 8 loại, gồm 5 thuốc và 3 thực phẩm chức năng tăng cường tuần hoàn não và vitamin tổng hợp. Số tiền mà bệnh nhân phải trả cho đơn thuốc 30 ngày là hơn 5 triệu.

"Bác sĩ kê mỗi loại thuốc 1 - 3 viên/lần, ngày uống 2 - 3 lần. Nếu uống đủ số thuốc được kê chắc cũng đủ no bụng" - bệnh nhân chia sẻ.

Trước đó, trên trang cá nhân, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, lên tiếng trước một đơn thuốc được kê cho bệnh nhân gần 80 tuổi với chẩn đoán "cơn sụp đổ". Ông Hiếu cho biết thực ra đó chỉ là triệu chứng của hội chứng hiếm gặp trên lâm sàng. Bệnh nhân được bác sĩ kê 5 loại thuốc, trong đó có đến 4 loại bổ gan, bổ thần kinh và khoáng chất.

  • Sở Y tế TP.HCM kiểm tra xử lý các nhà thuốc tùy tiện kê toa trị COVID-19ĐỌC NGAY

"Chúng ta vẫn quen nghĩ thuốc bổ là không nguy hại, nhưng thực tế cái hại ngay trước mắt đó là túi tiền của những người nghèo. 4 loại thuốc trên chắc chắn đắt hơn 2 loại thuốc tăng tuần hoàn não được kê "xen kẽ" trong đơn là C. và M. Cái hại thứ hai là uống nhiều thuốc tăng nguy cơ tác dụng phụ và phản ứng chéo giữa các thành phần. Do quá nhiều viên thuốc, người bệnh có nguy cơ lẫn lộn thuốc bổ, thuốc điều trị dẫn đến quên thuốc, bỏ thuốc..." - PGS Hiếu chia sẻ.

Bộ Y tế từng có nhiều quy định về việc không được kê thực phẩm chức năng và mỹ phẩm vào đơn thuốc, không ít lần có văn bản chấn chỉnh các cơ sở y tế sau khi có những phản ánh liên quan tới việc nhập nhèm kê đơn thuốc kèm thực phẩm chức năng.

Tuy nhiên, việc "trộn" thuốc và thực phẩm chức năng, sản phẩm hỗ trợ... trong toa thuốc vẫn khá phổ biến.

Nói về thực trạng này, nhiều thông tin cho rằng với nhiều loại thực phẩm chức năng, dược - mỹ phẩm, bác sĩ kê toa thuốc có thể được hưởng lợi nhuận lớn nên dù có cấm cũng vẫn kê là chuyện dễ hiểu.

Đáng nói, có những bệnh nhân tiền thuốc chữa bệnh chỉ vài trăm nhưng thực phẩm hỗ trợ lại tiền triệu. Báo chí từng phản ánh trường hợp bệnh nhân được bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương kê đơn 400.000 đồng thuốc điều trị nhưng hơn 4,8 triệu đồng mua thực phẩm chức năng.

Theo các chuyên gia, thực phẩm chức năng được coi là một trong những phương pháp giúp tăng cường và bảo vệ sức khỏe, vấn đề chỉ là giá thành khá đắt đỏ, trong khi muốn hiệu quả phải dùng nhiều và dùng trong thời gian dài.

"Nếu người bệnh có điều kiện kinh tế sử dụng thuốc bổ và sản phẩm chức năng theo tư vấn của bác sĩ cũng rất tốt, nhưng với những người còn khó khăn, tiền mua thuốc còn chật vật thì đừng ép người bệnh phải mua thêm thực phẩm chức năng. Đặc biệt khi kê các sản phẩm này, bác sĩ cần phải tư vấn cho người bệnh về tác dụng của các sản phẩm trong việc hỗ trợ điều trị"- một chuyên gia y tế nói.

Đơn thuốc kê nhiều “thuốc bổ” mà PGS Lân Hiếu chia sẻ - Ảnh: FB NLH

Chỉ nên kê khi bệnh nhân cần

Theo bác sĩ Hà Ngọc Cường (Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ), việc kê đơn thực phẩm chức năng trong đơn thuốc là tuyệt đối không được. Tại Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, bác sĩ Cường cho hay chỉ khi có bệnh nhân cần tư vấn thực phẩm chức năng hỗ trợ thì bác sĩ mới tư vấn.

"Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị cho người bệnh trong một số trường hợp là cần thiết. Người bệnh nếu không có sự tư vấn của bác sĩ vẫn tìm mua thuốc bổ hỗ trợ sức khỏe.

Quan trọng là bác sĩ tư vấn phù hợp với người bệnh, giải thích rõ các loại thực phẩm chức năng có hỗ trợ như thế nào và đó không phải là thuốc chữa bệnh", bác sĩ Cường nhấn mạnh.

Tại Bệnh Viện Bạch Mai, ông Đào Xuân Cơ, giám đốc bệnh viện, cũng cho hay hiện nay bệnh viện kiểm soát rất chặt vấn đề kê đơn thực phẩm chức năng của các trung tâm, khoa phòng. Nhà thuốc bệnh viện cũng không bán thực phẩm chức năng. Các bác sĩ chỉ định các loại thuốc cần thiết, đúng mục đích điều trị.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Hà Anh Đức, cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, cho hay việc kê đơn thuốc đã được quy định rất rõ, không được kê thực phẩm chức năng vào đơn thuốc.

"Việc này cần phải tiến hành khảo sát cụ thể, nếu có phát hiện các bác sĩ kê thực phẩm chức năng vào đơn thuốc sẽ xử lý nghiêm, lạm dụng kê thực phẩm chức năng cũng cần phải chấn chỉnh", ông Đức nói.

Có thể bạn quan tâm
Cuộc chiến ngăn làn sóng ung thư - Kỳ 2: Người trẻ mắc K phải chăng án tử?

Cuộc chiến ngăn làn sóng ung thư - Kỳ 2: Người trẻ mắc K phải chăng án tử?

11:10 19/06/2024

Trong cộng đồng người mắc ung thư (hay được gọi tắt là K) vú, có lẽ ai cũng biết cô gái Đặng Trần Thủy Tiên (sinh năm 2000 ở Hải Phòng). Giờ đây, khi đã vượt qua tất cả, Tiên vẫn không thể quên được ngày đầu tiên phát hiện mình mắc căn bệnh quái ác.

Cần Thơ sẽ có giải thưởng Thành tựu y khoa

Cần Thơ sẽ có giải thưởng Thành tựu y khoa

14:00 26/02/2024

Ngày 26-2, tại lễ kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2), ông Hoàng Quốc Cường - giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ - thông báo về tổ chức giải thưởng “Thành tựu y khoa TP Cần Thơ” và phát động thi đua trong toàn ngành y tế TP.

Cơ sở massage bị bắt quả tang chữa bệnh nam khoa trái phép

Cơ sở massage bị bắt quả tang chữa bệnh nam khoa trái phép

18:30 16/04/2024

Thanh tra Sở Y tế TP HCM kiểm tra đột xuất, phát hiện cơ sở UCI International đang 'tăng size dương vật' cho khách dù chỉ đăng ký dịch vụ tắm hơi, massage.

Bệnh viện phản ứng vì bị lợi dụng thương hiệu

Bệnh viện phản ứng vì bị lợi dụng thương hiệu

10:00 24/06/2024

Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu vừa có văn bản gởi Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu thông tin về việc bệnh viện bị Công ty cổ phần Khúc xạ Việt Nam lợi dụng thương hiệu để bán thuốc không rõ nguồn gốc.

Bé gái 8 tuổi đột quỵ may mắn được cứu sống

Bé gái 8 tuổi đột quỵ may mắn được cứu sống

18:00 05/05/2023

Sau khi tắm xong, bé gái 8 tuổi (trú tại tỉnh Phú Thọ) có biểu hiện không thể tự mặc quần áo, co giật. Gia đình nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế và được chẩn đoán đột quỵ, may mắn trẻ được cấp cứu kịp thời.

Lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể ảnh hưởng sinh sản

Lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể ảnh hưởng sinh sản

04:40 07/01/2024

Thuốc tránh thai khẩn cấp là 'con dao hai lưỡi', có thể gây nhiều hệ lụy ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và khả năng sinh sản.

TP.HCM mở “ngày hội việc làm” dành cho các bác sĩ trẻ

TP.HCM mở “ngày hội việc làm” dành cho các bác sĩ trẻ

17:20 03/08/2023

Ngày hội việc làm được Sở Y tế TP.HCM tổ chức dành cho các bác sĩ trẻ, dự kiến diễn ra vào ngày 15-8-2023.

Nếu chân có 5 dấu hiệu lạ, cẩn thận bệnh tiểu đường

Nếu chân có 5 dấu hiệu lạ, cẩn thận bệnh tiểu đường

09:10 16/07/2024

Có một số dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường xuất hiện ở những nơi khó ngờ nhất, đó là bàn chân.

Kịp thời cấp cứu ngư dân bị tai nạn lao động trên biển

Kịp thời cấp cứu ngư dân bị tai nạn lao động trên biển

00:30 06/08/2024

Một ngư dân bị tai nạn lao động khi đang đánh bắt cá trên biển được bệnh xá đảo Trường Sa cấp cứu kịp thời.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới