Ngày 1/2, chính phủ Ấn Độ cho biết sẽ tiếp tục tăng chi để xây dựng các con đường gần biên giới Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng ở khu vực này giữa hai nước láng giềng có vũ khí hạt nhân.
Ấn Độ chi mạnh tay cho vùng biên giới với Trung Quốc vì 'nhận thức được mối đe dọa'. (Nguồn: Times now) |
Các cuộc đàm phán quân sự và ngoại giao Ấn Độ-Trung Quốc đã giúp giảm bớt căng thẳng ở khu vực biên giới, nhưng tình hình rất bấp bênh. (Nguồn: Times now) |
Reuters đưa tin, Ấn Độ sẽ dành 65 tỷ Rupee (783,41 triệu USD), nhiều hơn so với số tiền được phân bổ ban đầu là 50 tỷ Rupee trong năm nay cho Tổ chức đường bộ biên giới (BRO) - cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng những con đường biên giới trong năm tới.
Tin liên quan |
Ấn Độ coi trọng quan hệ với Nga, nhưng Ấn Độ coi trọng quan hệ với Nga, nhưng 'duyên nợ' với Trung Quốc phụ thuộc yếu tố này |
Tuyên bố của New Delhi nêu rõ, quyết định trên được đưa ra "trong bối cảnh nhận thức về mối đe dọa tiếp tục phải đối mặt ở biên giới Ấn-Trung”.
Thông báo được đưa ra sau khi Ấn Độ đã chi thêm 30% cho mục đích này trong năm tài chính 2023 so với kế hoạch.
Quốc gia Nam Á dự kiến phân bổ 6,215 nghìn tỷ Rupee cho quốc phòng trong năm tới dựa trên "kịch bản địa chính trị hiện tại và với mục tiêu kép là thúc đẩy khả năng tự lực và xuất khẩu".
Con số này thấp hơn một chút so với mức chi tiêu 6,24 nghìn tỷ Rupee mà nước này ước tính trong năm tài chính 2023.
Kể từ vụ đụng độ năm 2020, các cuộc đàm phán quân sự và ngoại giao giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã giúp giảm bớt căng thẳng ở khu vực biên giới, nhưng tình hình rất bấp bênh và quân đội hai bên đã đụng độ 2 lần trong năm 2022, ngay cả khi các cuộc đàm phán hòa bình đang diễn ra.
Vì muốn hiện đại hóa quân đội và nuôi dưỡng ngành công nghiệp vũ khí trong nước, New Delhi đã dành cho quốc phòng 13% ngân sách, tỷ trọng lớn nhất so với các lĩnh vực khác, trong ngân sách 47,65 nghìn tỷ Rupee mới được công bố.
Hơn 1/4 ngân sách quốc phòng, tức khoảng 1,72 nghìn tỷ Rupee, sẽ được dùng để mua sắm vũ khí và đạn dược, song tiền lương cho lực lượng quân đội hùng mạnh gồm 14 triệu người và lương hưu cho cựu chiến binh vẫn chiếm nhiều nhất, ở mức 2,8 nghìn tỷ Rupee.
Tàu ngầm hạt nhân Mỹ sẽ tới Hàn Quốc, tình hình Sudan tiếp tục diễn biến phức tạp… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Chính phủ Kazakhstan tuyên bố ngừng hợp tác với Tập đoàn ArcelorMittal sau vụ cháy khiến 25 người chết, gần 20 người mất tích tại một khu mỏ ngày 28-10.
Khi Maya chịu đựng quá đủ và nói thẳng với chồng rằng anh đang cưỡng bức mình, người chồng thách cô báo cảnh sát.
Peter Welch là thượng nghị sĩ Dân chủ đầu tiên công khai kêu gọi Tổng thống Biden rút khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng vì 'lợi ích quốc gia'.
Tối 24-7 (giờ Mỹ), ông Biden đã chính thức thông báo việc rời khỏi cuộc đua tổng thống năm 2024 trong bài phát biểu từ Phòng Bầu dục, kết thúc hơn 50 năm sự nghiệp chính trị.
Trong bối cảnh Ấn Độ triển khai tàu hải quân tại khu vực do an ninh Biển Đỏ bị đe dọa, ngày 30/1, Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết, năng lực, lợi ích và uy tín của New Delhi có thể giúp nước này giải quyết tình huống khó khăn.
Ngày 22/5, quân đội Pháp đã tiến hành vụ thử nghiệm đầu tiên đối với tên lửa siêu thanh ASMPA-R có khả năng mang đầu đạn hạt nhân được nâng cấp.
Tòa án Hiến pháp Thái Lan tuyên bãi nhiệm Thủ tướng Srettha Thavisin, vì ông bổ nhiệm vào nội các một cựu luật sư từng ngồi tù.
Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon thông báo, người đồng cấp Trung Quốc Lý Cường sẽ thăm quốc gia châu Đại Dương trong tuần này.