Ngày 22/5, quân đội Pháp đã tiến hành vụ thử nghiệm đầu tiên đối với tên lửa siêu thanh ASMPA-R có khả năng mang đầu đạn hạt nhân được nâng cấp.
Pháp thử thành công bản nâng cấp tên lửa siêu thanh có khả năng mang đầu đạn hạt nhân |
Hình ảnh đăng trên tài khoản mạng xã hội X của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu ngày 22/5 thông báo về vụ phóng thử tên lửa siêu thanh ASMPA do máy bay Rafael thực hiện. (Nguồn: AFP) |
Trên mạng xã hội X, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu nêu rõ: “Một máy bay Rafale của Không quân Pháp đã thực hiện thành công vụ phóng thử đầu tiên một tên lửa ASMPA siêu thanh có khả năng mang đầu đạn hạt nhân cải tiến”.
Tin liên quan |
Tin thế giới 21/5: Tổng thống Ukraine Tin thế giới 21/5: Tổng thống Ukraine 'thất vọng' với phương Tây; lãnh đạo Nga, Trung Quốc sắp 'tái ngộ'; Israel-Hamas bất ngờ chung tiếng nói |
Tên lửa ASMPA-R không mang đầu đạn được phóng “trên lãnh thổ quốc gia Pháp… vào thời điểm cuối cùng của chuyến bay giả lập một cuộc oanh kích hạt nhân. Vụ phóng được thực hiện trong khuôn khổ cuộc tập trận Durandal, kéo dài từ ngày 13/5 đến 14/6.
Theo ông, cuộc thử nghiệm đã “làm rõ những nhiệm vụ được xác định trong luật kế hoạch quân sự liên quan các lực lượng răn đe hạt nhân”, đồng thời duy trì “mức độ đáng tin cậy của nhân tố răn đe hạt nhân hàng không”, bên cạnh các loại vũ khí được phóng từ tàu ngầm của quân đội Pháp.
Ông cũng chúc mừng “tất cả các lực lượng, đội ngũ của Bộ Quốc phòng Pháp và đối tác công nghiệp tham gia” dự án vốn “được lên kế hoạch từ lâu”.
Đáng chú ý, vụ thử này diễn ra chỉ một ngày sau khi Nga tuyên bố bắt đầu cuộc tập trận quân sự hạt nhân phi chiến lược giai đoạn 1, trong đó có sử dụng tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal.
Luật kế hoạch quân sự của Pháp dự kiến phân bổ 16 tỷ Euro (hơn 17,3 tỷ USD) cho đến năm 2030 để bổ sung kho dự trữ đạn dược, 5 tỷ Euro (hơn 5,4 tỷ USD) để mua thiết bị bay không người lái (UAV) và 5 tỷ Euro cho hoạt động tình báo.
Đáng chú ý, Pháp dự chi 13% ngân sách quốc phòng trong những năm tới để củng cố năng lực hạt nhân độc lập, bao gồm cả kế hoạch nâng cấp các mẫu tên lửa thế hệ mới được phóng từ trên không vào năm 2035.
Bác phát biểu của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol rằng cả Đài Loan và Triều Tiên là vấn đề toàn cầu, Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Seoul thận trọng.
Israel thông báo tấn công 120 mục tiêu Hezbollah, trong đó có 'sở chỉ huy quan trọng', cũng là lần đầu tập kích khu vực trong phạm vi Beirut.
Sau nhiều tháng thiếu hụt nghiêm trọng, các nguồn tin trong lực lượng vũ trang Ukraine ngày 28/6 cho biết, nguồn cung cấp đạn dược của phương Tây đang tăng mạnh.
Quan chức Thái Lan cho biết phái đoàn nước này đã tới Iran để đàm phán trực tiếp với đại diện Hamas về số phận 22 công dân bị bắt.
Xung đột ở Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định muốn kết thúc xung đột với Ukraine, Đức-Slovakia không ủng hộ Kiev gia nhập NATO, Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2024 ra tuyên bố chung, bầu cử Mỹ vào giai đoạn nước rút, cẳng thẳng tại Trung Đông… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.
Bà Amna bint Abdullah Al Dahak, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và Môi trường của Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), đề ra tầm nhìn về việc trao quyền cho thế hệ trẻ…
Hội nghị thượng đỉnh giữa Hàn Quốc và các quốc gia châu Phi tại thủ đô Seoul kết thúc với hàng loạt các thoả thuận hợp tác được ký kết giữa hai bên.
Phát ngôn viên Nhà Trắng tiết lộ các nhân viên cảm thấy rất buồn sau khi ông Biden tuyên bố dừng tranh cử và bắt đầu tính chuyện tìm công việc mới.
Không quân Ukraine thừa nhận thiếu hụt tên lửa phòng không. sau khi sử dụng lượng lớn để đối phó các đợt tập kích gần đây của Nga.