Vệ tinh LOTUSat-1 đã chế tạo xong và dự kiến phóng lên quỹ đạo tháng 2/2025 tại Nhật Bản, bàn giao cho Việt Nam 4 tháng sau đó, theo lãnh đạo VNSC.
Thông tin được TS Lê Xuân Huy, Phó Tổng giám đốc Trung tâm Vũ Trụ Việt Nam (VNSC) nói tại họp báo kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm của Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, ngày 12/7. Theo TS Huy sau quá trình thử nghiệm vệ tinh, Chính phủ Nhật Bản sẽ bàn giao quyền quản lý cho Việt Nam vào tháng 6/2025, vận hành trong 5 năm. Việc phóng vệ tinh LOTUSat- 1 thuộc dự án "Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát Trái Đất".
Theo TS Huy, đơn vị đang hoàn thiện lắp đặt các thiết bị mặt đất để vận hành, chuyển dữ liệu ảnh từ vệ tinh LOTUSat- 1. Các thiết bị này đã lắp đặt tại Việt Nam từ đầu năm, đang tích hợp thử nghiệm hệ thống, dự kiến đến tháng 9 hoàn thành.
Ngoài ra, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đang xây dựng trung tâm phổ biến kiến thức trong đó có khu bảo tàng khoa học công nghệ vũ trụ, kính thiên văn... dự kiến tháng 12 hoàn thành và đưa vào sử dụng. Cùng với đó, các trung tâm nghiên cứu triển khai, thử nghiệm, vận hành vệ tinh nhỏ đến 180 kg đang thực hiện. TS Huy cho biết, việc đầu tư xây dựng các công trình trên là cơ sở để đơn vị thực hiện đề án tăng cường năng lực quan sát trái đất sử dụng vệ tinh nhỏ, xây dựng chùm vệ tinh nhỏ "made in Việt Nam".
LOTUSat- 1 có trọng lượng 600 kg, là vệ tinh công nghệ radar mới nhất với nhiều ưu điểm như phát hiện các vật thể kích thước từ 1 m trên mặt đất, khả năng quan sát cả ngày lẫn đêm. Vệ tinh LOTUSat-1 sẽ chụp ảnh và cung cấp các thông tin chính xác để ứng phó giảm thiểu tác động của thảm họa thiên nhiên, biến đổi khí hậu, quản lý nguồn tài nguyên và giám sát môi trường. Khác với các vệ tinh quang học, vệ tinh radar có thể chụp ảnh trong mọi điều kiện thời tiết, đặc biệt khi thời tiết có mây, sương mù, điều kiện thiếu ánh sáng. Dữ liệu cung cấp từ vệ tinh radar này sẽ đóng góp quan trọng cho Việt Nam, trong điều kiện môi trường khí hậu có nhiều mây.
Vĩnh Hà
Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Baidu đang ở thành tâm điểm trên mạng xã hội nước này vì dịch vụ taxi tự lái (robotaxi) đang phát triển nhanh chóng của hãng, làm dấy lên lo ngại về an toàn đường bộ và triển vọng việc làm. Baidu được cấp phép vận hành taxi hoàn toàn tự lái tại thành phố Vũ Hán vào năm 2022. Kể từ đó, công ty đã triển khai hàng trăm chiếc taxi tự lái Apollo Go trong thành phố. Taxi tự lái trở nên phổ biến khi Baidu cung cấp các...
Từng chê bai bitcoin không phải là tiền, nay ông Trump lại tuyên bố bitcoin và tiền ảo sẽ trỗi dậy chưa từng thấy nếu ông tái đắc cử.
Một bản cập nhật từ đối tác của Microsoft có thể làm gián đoạn hệ thống hàng không toàn cầu đã phơi bày sự mong manh của hệ thống Internet.
Trong năm năm qua, các quốc gia đã nộp hồ sơ xin phóng hơn 1 triệu vệ tinh. Nhưng khảo sát mới nhất cho thấy chỉ có khoảng 8.000 vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo Trái đất.
Ngày 22-7, gần 40 nhà khoa học đã có mặt tại Trung tâm ICISE, TP Quy Nhơn (Bình Định) tham dự Trường hè SAGI 2024.
Một đoạn video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy cảnh tượng người đi xe máy ngang nhiên phá dỡ dải phân cách khi tắc đường.
Từ ngày 15.8 sẽ tiến hành định danh biển số xe ôtô. Theo đó, người dân lo lắng cho số phận xe và biển số xe của mình.
Tàu đổ bộ Mặt Trăng Hakuto-R do công ty Ispace của Nhật Bản chế tạo đã bị rơi tự do trong lúc hạ cánh hôm 25/4 do gặp trục trặc về phần mềm. Theo người đại diện của Ispace, cảm biến độ cao của tàu lúng túng trước một vành hố trũng trên Mặt Trăng. Đặc điểm địa hình bất ngờ này khiến máy tính trên tàu cho rằng phép đo độ cao của nó không chính xác, thay vào đó, nó tuân theo một ước tính dựa trên độ cao dự kiến. Vì vậy, máy tính tin rằng Hakuro-R...
Thủy phi cơ AG600 do Trung Quốc tự phát triển có thể cất hạ cánh trên biển với sóng cao 2 m, hỗ trợ cho việc tìm kiếm cứu hộ.