Uống quá liều Paracetamol trẻ 9 tuổi nôn ra máu, chảy máu tiêu hóa

10:00 12/07/2024

Nếu dùng thuốc quá liều trong thời gian dài hoặc dùng thuốc với liều rất cao trong một hoặc vài lần có thể dẫn đến ngộ độc với các mức độ khác nhau. Người bệnh có thể bị tổn thương gan, thậm chí suy gan cấp, hôn mê gan và tử vong.

Paracetamol tuy an toàn nhưng dùng sai dễ nguy hại - Ảnh: BVCC

Thuốc an toàn nhưng dùng sai dễ suy gan và hôn mê

Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Thanh Hóa vừa tiếp nhận ca bệnh trẻ trai 9 tuổi nhập viện trong tình trạng sốt, nôn ra máu.

Theo lời kể của gia đình bệnh nhân, 2 ngày trước khi nhập viện trẻ xuất hiện sốt, cao nhất là 38,5 độ C. Qua khai thác nguyên nhân được biết gia đình cho trẻ uống 2 viên Paracetamol 500mg và 2 viên S. (cũng chứa 200mg Paracetamol)/1 lần.

Sau khi dùng liều thứ nhất trẻ không hạ sốt nên sau 2 tiếng gia đình dùng liều thứ 2, dùng đến liều thứ 3 bệnh nhân nôn ra thức ăn lẫn máu.

Gia đình cho trẻ nhập viện, sau 6 ngày điều trị tích cực tại Khoa Hồi sức cấp cứu , trẻ đã tỉnh táo và tiếp tục được theo dõi, chờ đủ điều kiện xuất viện.

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết, paracetamol là thuốc giúp giảm đau, hạ sốt thông dụng và được cho là khá an toàn, kể cả khi dùng cho trẻ em.

Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ cần có chỉ định bác sĩ kê đơn và hướng dẫn sử dụng liều lượng cũng như khoảng cách thời gian, nếu dùng Paracetamol quá liều sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

TS Hà Thị Bích Vân, trưởng khoa hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ phân tích, Paracetamol (tên gọi khác là Acetaminophen) có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Hiện nay, thuốc thuộc danh mục thuốc không kê đơn nên người dân có thể dễ dàng mua thuốc tại bất kỳ nhà thuốc, quầy thuốc nào.

Theo khuyến cáo, liều paracetamol đường uống ở người lớn trung bình 0,5 - 1g/ lần, 4-6 giờ/ lần, tối đa 4g/ ngày. Liều gây ngộ độc là 150mg/kg. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị ngộ độc là những người chán ăn, suy dinh dưỡng, nghiện rượu, suy giảm miễn dịch, uống cùng rượu và một số thuốc an thần, thuốc điều trị lao…

Nếu dùng thuốc quá liều trong thời gian dài hoặc dùng thuốc với liều rất cao trong một hoặc vài lần có thể dẫn đến ngộ độc với các mức độ khác nhau. Người bệnh có thể bị tổn thương gan, thậm chí suy gan cấp, hôn mê gan và tử vong.

Do vậy, bác sĩ khuyến cáo, nếu cần dùng thuốc, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ, không uống quá liều quy định. Nếu có biểu hiện hoặc nghi ngờ ngộ độc paracetamol, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Cha mẹ không cho trẻ uống thuốc theo kinh nghiệm hay theo mách bảo - Ảnh minh họa

Cần biết cách hạ sốt đúng thuốc cho trẻ

Các chuyên gia cảnh báo, sốt là tình trạng tăng nhiệt độ của cơ thể trên mức bình thường. Việc dùng thuốc hạ sốt cho trẻ rất quan trọng bởi nếu dùng sai sẽ gây hại.

Khi trẻ bị sốt, cần bổ sung nước và điện giải. Oresol là loại nước bổ sung điện giải tốt nhất cho trẻ nếu trẻ bị sốt kèm theo tiêu chảy hay nôn. Loại nước này khá khó uống với trẻ và nhiều trẻ bị nôn khi uống. Do đó, nên cho trẻ uống ít một và nghỉ 5-10 phút sau mỗi lần uống.

Cần pha cả gói với số lượng nước theo đúng tỉ lệ hướng dẫn trên gói thuốc. Không pha ½ hay 1/3 gói vì khi chia thuốc không chính xác sẽ làm thay đổi nồng độ các chất điện giải trong dung dịch, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như: Trẻ bị co giật, rối loạn tri giác do nồng độ đậm đặc hoặc thuốc không có tác dụng do pha loãng…

Ngoài ra, nếu trẻ khó khăn trong hợp tác uống oresol, bố mẹ có thể thay thế bằng các chế phẩm khác như nước lọc, nước trái cây hoặc sữa.

Nếu trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên (hoặc từ 38 độ C ở các trẻ có tiền sử sốt cao co giật) cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt.

- Paracetamol: Là loại thuốc được khuyến cáo dùng khi chưa loại trừ được trẻ có sốt xuất huyết hay không. Paracetamol còn được gọi là acetaminophen.

Đây là một thuốc giảm đau và hạ sốt khá an toàn. An toàn nhất là sử dụng paracetamol dưới dạng đơn chất, với liều từ 10-15mg/kg đối với trẻ em, uống cách 4-6 giờ.

- Ibuprofen: Chỉ được dùng nếu trẻ không bị sốt xuất huyết. Liều 10 mg/kg cân nặng, uống cách 4-6h nếu trẻ còn sốt. Riêng loại thuốc này chỉ dùng khi có sự đồng ý và hướng dẫn của bác sĩ.

- Miếng dán hạ sốt: Miếng dán hạ sốt không có tác dụng hạ sốt mà chỉ có tác dụng làm cảm giác mát, dễ chịu tại vị trí dán.

- Chườm ấm: Khi trẻ bị sốt nên kết hợp chườm ấm để hạ sốt cho trẻ. Chườm ấm sẽ khiến lỗ chân lông trên cơ thể giãn nở, giãn các mạch máu ngoại vi, tăng khả năng tản nhiệt, từ đó hạ sốt.

Khi trẻ sốt từ 24 đến 48 giờ không hạ, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế. Tại đây, nhân viên y tế sẽ khám tìm nguyên nhân và hướng điều trị, hạ sốt phù hợp.

Paracetamol là loại thuốc hạ sốt, giảm đau được bán trên thị trường rất nhiều, rất dễ mua. Dù có nhiều tên gọi khác nhau, thành phần thuốc đều chứa paracetamol. Phụ huynh không nên nóng vội mà cho trẻ dùng liên tục, tự ý tăng liều thuốc, nguy cơ dẫn đến ngộ độc, suy gan.

Có thể bạn quan tâm
Người nhà tố bệnh viện tắc trách khiến sản phụ tử vong

Người nhà tố bệnh viện tắc trách khiến sản phụ tử vong

07:10 22/03/2024

Ngày 21-3, đại diện gia đình sản phụ tử vong ở Đồng Tháp đã tố bệnh viện tắc trách, biết chị D. nhóm máu hiếm nhưng không kịp thời tư vấn, quá trình đỡ đẻ không có bác sĩ chuyên môn.

149 người bị ngộ độc ở Đồng Tháp: Pa tê trong bánh mì có vi khuẩn salmonella

149 người bị ngộ độc ở Đồng Tháp: Pa tê trong bánh mì có vi khuẩn salmonella

12:30 16/08/2024

Ngày 16-8, Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp đã công bố kết quả điều tra vụ 149 người nhập viện với các triệu chứng ngộ độc sau khi ăn bánh mì.

Bé gái 8 tuổi đột quỵ may mắn được cứu sống

Bé gái 8 tuổi đột quỵ may mắn được cứu sống

18:00 05/05/2023

Sau khi tắm xong, bé gái 8 tuổi (trú tại tỉnh Phú Thọ) có biểu hiện không thể tự mặc quần áo, co giật. Gia đình nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế và được chẩn đoán đột quỵ, may mắn trẻ được cấp cứu kịp thời.

Bác sĩ bàn quy trình 'quản lý đường thở khó' để nâng hiệu quả các ca phẫu thuật

Bác sĩ bàn quy trình 'quản lý đường thở khó' để nâng hiệu quả các ca phẫu thuật

23:20 14/04/2024

Việc không quản lý được đường thở có thể làm người bệnh tử vong ngay hoặc thần kinh trung ương không hồi phục. Lần đầu tiên hội nghị quốc tế về quản lý đường thở được tổ chức tại một nước Đông Nam Á là Việt Nam.

Nhiều nước giàu thiếu em bé

Nhiều nước giàu thiếu em bé

10:50 27/06/2024

Nghiên cứu mới cho thấy tỉ suất sinh ở các nước giàu trên thế giới đã giảm hơn một nửa kể từ năm 1960, xuống mức thấp kỷ lục hiện nay.

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường ký kết luận mới về phát triển y học cổ truyền

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường ký kết luận mới về phát triển y học cổ truyền

03:20 13/07/2024

Kết luận của Ban Bí thư do Thường trực Ban Bí thư Lương Cường ký nêu rõ việc cần có chính sách đặc thù trong phát triển dược liệu, nhất là các dược liệu quý, giá trị kinh tế cao.

Kiến nghị khẩn xây mới Bệnh viện Tâm thần và Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM

Kiến nghị khẩn xây mới Bệnh viện Tâm thần và Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM

23:10 07/03/2024

Xây dựng mới Bệnh viện Tâm thần và Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình là hai nội dung quan trọng vừa được giám đốc Sở Y tế TP.HCM kiến nghị UBND TP.HCM xem xét.

Bên trong nơi chạy thận khang trang ở Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn

Bên trong nơi chạy thận khang trang ở Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn

12:40 06/03/2024

Nằm lọc máu tại tòa nhà mới Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, các bệnh nhân mang trong mình căn bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối đều rất phấn khởi, vui mừng.

Em bé sinh non trên máy bay trong 'bọc điều', không thở, không có mạch được cứu kỳ diệu

Em bé sinh non trên máy bay trong 'bọc điều', không thở, không có mạch được cứu kỳ diệu

08:00 21/08/2024

Khi máy bay đang trên không, người mẹ bất ngờ sinh non. Khi được lấy ra khỏi nước ối, bé không thở và không có mạch, may mắn bác sĩ đã cứu được em.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới