Nằm lọc máu tại tòa nhà mới Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, các bệnh nhân mang trong mình căn bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối đều rất phấn khởi, vui mừng.
Có mặt tại khoa nội thận - lọc máu tại tòa nhà mới 12 tầng Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn (TP.HCM) ngày 5-3, ghi nhận các giường bệnh đều đầy bệnh nhân nằm lọc máu. Bên ngoài, nhiều bệnh nhân ngồi chờ đợt lọc máu tiếp theo.
Khác biệt khoa nội thận - lọc máu cơ sở cũ xuống cấp, chật chội; khoa nội thận lọc máu cơ sở mới thoáng đãng, khang trang, hiện đại. Dù mang căn bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối, các bệnh nhân đều phấn khởi khi được điều trị tại đây.
Chạy thận tại khoa nội thận - lọc máu Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn từ năm 2017 đến nay, bệnh nhân Nguyễn Hùng Dũng (57 tuổi) cho biết mình rất vui khi chứng kiến sự thay đổi của bệnh viện.
"Ở đây mới mẻ, sạch sẽ, khang trang nên tinh thần người bệnh cũng thoải mái hơn. Nhân viên y tế chăm sóc tận tình, thấy thương lắm. Bệnh nhân ra vào khoa quen như người trong nhà", ông Dũng hài lòng nói.
Bác sĩ CKI Nguyễn Thanh Hoàng - trưởng khoa nội thận - lọc máu Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn (TP.HCM) - cho biết vào ngày 3-3, khoa đã hoàn tất việc di dời sang cơ sở mới và bắt đầu đưa vào hoạt động.
Trong ngày 4-3, đã có 57 bệnh nhân có lịch lọc máu vào ngày chẵn đã được lọc máu an toàn. Trong hôm nay ngày 5-3, tiếp tục có thêm 57 bệnh nhân lọc máu vào ngày chẵn được lọc máu.
Bác sĩ Hoàng chia sẻ thêm, bệnh nhân suy thận phải chạy thận lọc máu suốt đời. Một số bệnh nhân đã gắn bó với khoa từ lúc mới thành lập (năm 2016). Khi khoa được chuyển sang cơ sở mới, cả nhân viên y tế và bệnh nhân đều rất vui mừng khi đã thoát cảnh làm việc và điều trị trong cơ sở vật chất xuống cấp.
Hiện khoa đang quản lý, theo dõi điều trị cho 114 bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối. Mỗi ngày có 3 ca lọc máu, với mỗi ca có 40 bệnh nhân, thời gian lọc máu kéo dài từ 3,5 - 4 tiếng đồng hồ/ca.
Dự kiến, trong thời gian tới, bệnh viện sẽ tăng cường thêm 1 đợt (tổng cộng 4 ca/ngày) vì số lượng bệnh nhân đăng ký chạy thận tại bệnh viện tăng lên rất nhiều. Lúc này, buộc nhân viên y tế của khoa phải làm việc đến sáng sớm hôm sau để đáp ứng nhu cầu này.
Mặc dù đang trong giai đoạn khó khăn, hoàn tất những hạng mục cuối cùng, nhưng Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn không quên nhiệm vụ phát động phong trào "hiến máu nhân đạo", kêu gọi người dân, nhân viên y tế có sức khỏe hiến máu cứu người vào ngày 5-3.
Phong trào đã thu hút 192 người hiến máu nhân đạo, thu được 255 đơn vị máu, tương đương 63.750ml máu để hỗ trợ cho người bệnh đang cần máu được kịp thời cấp cứu, điều trị bệnh.
Ảnh: XUÂN MAI
Lo ngại về sụt giảm dân số, các cố vấn đặc biệt của chính phủ Trung Quốc đề xuất cho phụ nữ độc thân được đông lạnh trứng và thực hiện thụ tinh nhân tạo (IVF).
Một bệnh nhân bị lóc toàn bộ da đầu do máy cuốn sợi đã được các bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM phẫu thuật cấp cứu nối lại thành công.
Ngày hội việc làm được Sở Y tế TP.HCM tổ chức dành cho các bác sĩ trẻ, dự kiến diễn ra vào ngày 15-8-2023.
'Đặt hàng' được đưa ra trong bối cảnh hiện TP.HCM có đến hơn 92% bệnh viện chưa đủ điều kiện thẩm định bệnh án điện tử.
Ngày 17-1, bà Lê Thị Thùy Dung - phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ - cho biết đã có văn bản yêu cầu các phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo trường học dừng sử dụng các thiết bị lọc nước có mẫu nước uống không đạt chuẩn của Bộ Y tế.
Có 25 học sinh tiểu học tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình bị ngộ độc thực phẩm phải nhập viện kiểm tra sức khỏe, ba em khác điều trị tại nhà sau tiệc liên hoan trung thu.
Sau 8 năm triển khai, Bệnh viện Bình Dân đã giúp hàng nghìn người bệnh hẹp niệu đạo thoát cảnh mang túi chứa nước tiểu suốt đời. Đây là bệnh viện đầu tiên của cả nước triển khai kỹ thuật này.
Lần đầu tiên Việt Nam có trung tâm huấn luyện cấp cứu chấn thương quốc tế, đặt tại tại Bệnh viện Quân y 175 (TP.HCM).
Giữa năm 2023, chị L. (45 tuổi, trú tại Hà Nội) phát hiện một đốm đen nhỏ ở bàn chân, nghĩ đó là nốt ruồi bình thường nên chị không quan tâm. Nhưng đốm đen này ngày càng lớn dần, qua kiểm tra bác sĩ chẩn đoán chị mắc ung thư tế bào hắc tố.