Nhiều bệnh nhi nhập viện cấp cứu nguy kịch do cha mẹ tự điều trị cho con, tự ý mua thuốc uống, thuốc đắp chữa bệnh tại nhà.
Tự mua 11 loại thuốc chữa ho cho con
Bệnh viện Bạch Mai vừa điều trị cho một bệnh nhi 7 tuổi ở Hà Giang nhập viện trong tình trạng nguy kịch do bố mẹ tự ý mua thuốc để chữa ho tại nhà. Bệnh nhi đến viện trong tình trạng sốt cao, phát ban nhiễm trùng, nổi mẩn ngứa toàn thân, mệt mỏi, đau vùng thượng vị, khó thở, nhịp tim nhanh, bụng chướng…
Người nhà bệnh nhi cho biết, trước khi nhập viện 5 ngày, trẻ bị ho khan, không sốt, gia đình đã tự mua hơn 11 loại thuốc gồm thuốc kháng sinh, thuốc ho, thuốc kháng viêm để uống.
Sau 1 ngày uống thuốc, bệnh nhi xuất hiện tình trạng đau bụng, sốt gần 38 độ C, mẩn ngứa, phát ban toàn thân. Thấy vậy, gia đình lại tiếp tục cho bệnh nhi uống thêm thuốc chống dị ứng nhưng không đỡ. Khi khắp người bé nổi nhiều mụn đỏ và ngứa nhiều hơn, bụng đau dữ dội, gia đình đưa con đến khám ở bệnh viện gần nhà, điều trị tại đây không đỡ nên đã chuyển tới Bệnh viện Bạch Mai.
Tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai, sau khi khám lâm sàng, chỉ định làm một số xét nghiệm máu, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi phản vệ độ 2. Nguyên nhân dẫn đến phản vệ do dị ứng thuốc, trong đó có 1 số loại thuốc kháng sinh, long đờm, chống viêm, chống dị ứng và 1 số thuốc viên không có tem mác... Do bệnh nhi uống quá nhiều loại thuốc khác nhau nên rất khó xác định chính xác loại thuốc gây dị ứng. Sau hơn 1 tuần điều trị tại bệnh viện, bệnh nhi đã qua nguy kịch, dần hồi phục sức khỏe.
Các bác sĩ Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, phản vệ ở trẻ em là phản ứng quá mẫn, tức thì của cơ thể khi có sự xâm nhập dị nguyên từ các loại thuốc, thức ăn… vào cơ thể. Đây là tình trạng y tế khẩn cấp, cần được chẩn đoán nhanh, cấp cứu, xử trí sớm nhất và điều trị tích cực để bảo vệ tính mạng cho trẻ. Nếu trẻ không được đến viện kịp thời sẽ nguy hiểm đến sức khỏe. Các bác sĩ khuyến cáo, hiện nay thời tiết thay đổi, trẻ mắc các bệnh đường hô hấp rất nhiều, cha mẹ không tự ý mua thuốc điều trị cho con. Trẻ cần được đến các cơ sở y tế để bác sĩ khám và cho thuốc điều trị đúng.
Con bị bỏng, xin về để chữa thuốc nam
Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) vừa tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhi 2 tuổi tại Đông Triều, Quảng Ninh bị bỏng nước sôi tại nhà.
Bỏ qua khuyến cáo của bác sĩ cần chuyển con lên tuyến trên để trị, bố mẹ bé đã đưa con về nhà tự đắp các loại thuốc nam để chữa bệnh cho con. Sau 2 ngày đắp các loại lá, vết bỏng vùng mông, bộ phận sinh dục, cẳng chân, bàn chân… càng ửng đỏ, chảy dịch. Lúc này, gia đình mới vội đưa trẻ đến bệnh viện điều trị.
Một bệnh nhân khác bị bệnh vảy nến đang điều trị tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí. Nghe có người mách tắm các loại lá cây sẽ nhanh khỏi hơn, người nhà đã tự ý bỏ điều trị thuốc mà bác sĩ chỉ định và tắm nước lá. Chỉ sau vài lần tắm, bệnh nhi xuất hiện nhiều vết phỏng da, kèm theo cảm giác nóng, rát, đau... khi đó các bác sĩ đã phải nỗ lực điều trị bỏng cho bệnh nhi.
Mặc dù, đã rất nhiều lần cảnh báo việc điều trị bỏng, các bệnh ngoài da bằng các loại thuốc nam, thuốc gia truyền… nguy hiểm cho sức khỏe, thế nhưng vẫn có rất nhiều người bệnh tin dùng và hậu quả là phải nhập viện với những biến chứng như loét, bỏng nhiễm trùng, hoại tử…. Khi đó, người bệnh mới cầu cứu đến bác sĩ thì bệnh đã nặng, khó khăn cho việc điều trị, chịu nhiều đau đớn hơn, thậm chí mất mạng.
Ngày 31-5, Đoàn thanh niên Công an tỉnh Kiên Giang phối hợp các bạn đoàn viên, thanh niên huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) thu mua 1 tấn dưa lưới, giải quyết đầu ra sản phẩm này cho bà con.
'99' là chủ đề triển lãm tranh của các tác giả là những người làm báo nhân kỷ niệm 99 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam.
'Phùng Há và các nghệ sĩ tiền bối giữ một vị trí vô cùng thiêng liêng, trang trọng trong tim của các nghệ sĩ'.
Lễ Phật đản là ngày lễ trọng đại của Phật giáo, được tổ chức hằng năm vào ngày rằm tháng 4 âm lịch để kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca ra đời.
Chuyển bến phà, đi cáp treo hay dùng phương tiện công cộng là những cách tránh đợi phà 4-5 tiếng khi đến đảo Cát Bà dịp lễ.
Tại Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Thạch Hà), tuổi trẻ Hà Tĩnh đã thắp nến tri ân đối với Người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên.
Dù đã rời cõi tạm nhưng những ký ức, bài học mà giáo sư, nhà giáo nhân dân Lê Đình Kỵ vẫn sống động trong ký ức người ở lại.
Người đàn ông 30 tuổi bị tụ máu nguy kịch nhưng chưa sắp xếp được phòng mổ, bác sĩ Tuyển bỏ qua quy định, ra y lệnh khoan sọ não ngay tại giường.
Trước khi hy sinh ở bên kia đèo Lũng Lô, trên đường đến mặt trận Điện Biên Phủ năm 1954, họa sĩ Tô Ngọc Vân đã say sưa ký họa rất nhiều khoảnh khắc.