Dù đã rời cõi tạm nhưng những ký ức, bài học mà giáo sư, nhà giáo nhân dân Lê Đình Kỵ vẫn sống động trong ký ức người ở lại.
Điều đó hiện rõ trong buổi giới thiệu tập sách Trăm năm một thuở diễn ra vào sáng 31-3 tại TP.HCM.
Chương trình do Khoa Văn học, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh giáo sư, nhà giáo nhân dân, nhà lý luận, phê bình văn học Lê Đình Kỵ.
Tại buổi giới thiệu sách đồng thời trò chuyện về giáo sư Lê Đình Kỵ, bà Ngô Kim Long - vợ giáo sư Lê Đình Kỵ - không nén được xúc động và dành lời cảm ơn sâu sắc với những người đã luôn nhớ về giáo sư.
Nhớ lại ký ức về người thầy Lê Đình Kỵ, giáo sư Mai Quốc Liên - giám đốc Trung tâm nghiên cứu Quốc học, nói: "Thầy là một người chân thật, đơn giản, cả ngày chỉ nghiên cứu". Nhưng đồng thời, cũng là người "có lối phê bình rất riêng, đi từ tâm hồn của mình để viết".
Theo lời của những người ở lại, giáo sư Lê Đình Kỵ hiện lên với dáng vẻ trầm lắng, "ít bộc lộ giao tiếp nhưng trong sự im lặng ấy là một trí tuệ rất uyên bác".
Nhà văn Lê Quang Trang nhận định: "Giáo sư Lê Đình Kỵ là một trong những người người có công với sự phát triển của văn học, khoa học xã hội. Ông không phải là giáo sư được tu nghiệp cao cấp tại Pháp, Nga. Ông bằng sự tự học đã đem lại một lượng kiến thức lớn, trở thành một trong những giáo sư hàng đầu Việt Nam".
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh giáo sư Lê Đình Kỵ, nhà nghiên cứu Trần Đình Việt đã tập hợp, tuyển chọn và giới thiệu tập sách Trăm năm một thuở như một lời tri ân đến người thầy của bao thế hệ.
Nói về quyển sách, phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Hữu Hiếu chia sẻ: "Đó không chỉ là câu chuyện chữ nghĩa mà còn là câu chuyện tình đời, tình người của giáo sư Lê Đình Kỵ. Đây cũng là câu chuyện tình đời, tình người của những người đã kính trọng, đã học với giáo sư".
Trăm năm một thuở có độ dày gần 600 trang. Phần đầu của quyển sách bao gồm 6 bài viết của giáo sư Lê Đình Kỵ. Phần sau tập hợp khoảng 30 bài viết của học trò, đồng nghiệp, người thân của giáo sư.
Về vai trò nghiên cứu, phó giáo sư, tiến sĩ Võ Văn Nhơn nhận xét về giáo sư Lê Đình Kỵ: "Trong nghiên cứu thầy có những tìm tòi suy nghĩ riêng chứ không bằng lòng với những kết luận an toàn.
Thầy Kỵ là một người nhạy cảm, ông thiên về nghiên cứu, phê bình hơn là văn xuôi. Chúng ta có thể thấy cả đời thấy dồn hết tâm sức của mình cho nghiên cứu, phê bình thơ và có những công trình đáng ghi nhận."
Đứng ở tư cách người cầm bút, nhà văn Bích Ngân - chủ tịch Hội nhà văn TP.HCM, nhận định: "Nhiều nhà phê bình văn học thích truy bức. Tôi cảm giác ông lùi lại và trầm tĩnh viết, trầm tĩnh sẻ chia. Điều này tạo không gian lớn cho người sáng tác".
Ngoài ra, nhà văn Bích Ngân cho biết trong thời gian tới Hội nhà văn TP.HCM cố gắng tổ chức một buổi kỷ niệm và tri ơn riêng giáo sư Lê Đình Kỵ tại Hội nhà văn TP.HCM.
Ban Thanh niên công an tỉnh Đắk Lắk vừa ra mắt công trình thanh niên “Số hóa hồ sơ nghiệp vụ” phục vụ công tác ngành.
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, năm 2024 ghi nhận 5 ca mắc bạch hầu tại Hà Giang (3 ca vào các tháng 1, 2 và 4); Nghệ An (1 ca, tháng 6-2024, người bệnh đã tử vong) và Bắc Giang (1 ca tháng 7-2024).
Hưởng ứng Ngày cao điểm “Tình nguyện xây dựng đô thị văn minh', Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Nghệ An cùng các đoàn cơ sở đã triển khai nhiều công trình thanh niên, phần việc ý nghĩa, các hoạt động bảo vệ và giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp...
Tôn vinh những người trồng nho là khẳng định của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại khai mạc Lễ hội Nho - Vang Ninh Thuận 2023 diễn ra vào tối 15-6.
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cần khoảng 110.000 đơn vị máu và 12.000 đơn vị tiểu cầu gạn phục vụ cấp cứu và điều trị dịp cuối năm, Tết.
TP Đà Lạt yêu cầu xác minh, xử lý các trường hợp bạo hành động vật theo phản ánh, tiến tới chấm dứt dịch vụ chụp ảnh với thú cưng.
Mỗi khi buồn chán, người phụ nữ 29 tuổi tiêu nhiều tiền để giải tỏa, sau đó hối hận, u uất, suy nghĩ tiêu cực, bác sĩ chẩn đoán mắc rối loạn tâm thần.
Trong 7 ngày nghỉ Tết, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận ba bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn nhưng đến khám muộn, phải cắt bỏ bộ phận này.
Cứ có đồng nghiệp nào đi du lịch hoặc thấy ai đăng ảnh lên mạng xã hội, vợ lại thấy ghen tị, khó chịu và nói cạnh khóe tôi.