TPO - Một chiếc xe thám hiểm mặt trăng, chưa được tiết lộ trước đây đã được phát hiện gắn bên cạnh tàu đổ bộ Chang'e 6 (Thường Nga 6) hướng tới mặt trăng của Trung Quốc. Mục đích thực sự của tàu thám hiểm dự kiến hạ cánh ở phía xa của mặt trăng vẫn còn là một bí ẩn.
Một xe thám hiểm mặt trăng bí mật (khoanh tròn) đã được phát hiện gắn liền với tàu đổ bộ mặt trăng Chang'e 6 của Trung Quốc. (Ảnh: CAST) |
Ngày 3/5 vừa qua, Học viện Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc (CAST) đã phóng thành công tên lửa Long March 5 (Trường Chinh 5) tự hành vào vũ trụ. Đây là bước đầu tiên trong sứ mệnh Chang'e 6 của Trung Quốc, với mục đích trở thành sứ mệnh đầu tiên thu thập các mẫu từ phía xa của mặt trăng và mang chúng về Trái đất.
Tàu đổ bộ mặt trăng bí ẩn của Trung Quốc?
Trọng tải chính của tên lửa bay lên mặt trăng là tàu đổ bộ mặt trăng dự kiến sẽ chạm xuống vệ tinh lớn nhất Trái đất vào một thời điểm nào đó vào đầu tháng 6. Ở đó, tàu vũ trụ sẽ thu thập các mẫu từ bề mặt và sau đó phóng chúng trở lại Trái đất trong mô-đun quay trở lại – tương tự như sứ mệnh Chang'e 5, đã hạ cánh tàu vũ trụ lên mặt trăng vào năm 2020 và đưa thành công các mẫu mặt trăng về Trái đất vài tháng sau đó.
Sau khi phóng thành công, CAST đã công bố những bức ảnh mới về tàu đổ bộ và mọi người nhanh chóng nhận thấy một vật thể nhỏ màu xám có bánh xe gắn vào thành tàu đổ bộ.
"Nó trông giống như một chiếc xe tự hành mini chưa được tiết lộ trước đây bên cạnh tàu đổ bộ Chang'e-6", nhà báo Andrew Jones, người theo sát chương trình không gian của Trung Quốc, viết trong một bài đăng trên nền tảng xã hội X.
Nhiệm vụ chính của tàu thăm dò trên mặt trăng vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, một tuyên bố sau đó của Viện Gốm sứ Thượng Hải, nơi cung cấp một số thành phần cho sứ mệnh Hằng Nga 6, tiết lộ rằng nó có máy quang phổ chụp ảnh hồng ngoại mặc dù mục đích của nó không rõ ràng.
CAST đã có tàu thám hiểm Yutu-2 ở phía xa của mặt trăng, đã hạ cánh vào năm 2019 như một phần của sứ mệnh Chang'e 4 - nhiệm vụ đầu tiên hạ cánh thành công tàu vũ trụ ở phía xa của mặt trăng. Yutu-2 đã thực hiện một số phát hiện lớn, bao gồm cả việc phát hiện ra những quả cầu thủy tinh nhỏ trên bề mặt mặt trăng.
Mục tiêu cuối cùng của CAST là đưa con người lên mặt trăng vào năm 2030 và cơ quan này sẽ bắt đầu phóng thử một loại tên lửa cỡ lớn mới có thể tái sử dụng vào năm tới. Tuy nhiên, giống như chiếc tàu thăm dò mới, chi tiết về sứ mệnh này đang được giữ kín.
Cá voi sát thủ lại một lần nữa tấn công du thuyền khiến các chuyên gia lo ngại loài động vật này đang học theo hành vi tấn công tàu thuyền của đồng loại.
Loài cá cần câu có hình dạng kỳ lạ này chỉ được tìm thấy ở hai mảng rạn san hô nhỏ ngoài khơi Tasmania, Úc có thể là một trong những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng nhất thế giới.
Theo đó, Gui Haichao, một chuyên gia về trọng tải, sẽ cất cánh từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở tây bắc Trung Quốc vào lúc 9h31 sáng 30/5, giờ địa phương. Thông tin được Cơ quan Vũ trụ có người lái Trung Quốc tuyên bố. Cho đến nay, tất cả các phi hành gia Trung Quốc vào vũ trụ đều là thành viên quân đội. Người phát ngôn của cơ quan vũ trụ nói với các phóng viên rằng Gui, giáo sư tại Đại học Hàng không và Du hành vũ trụ Bắc Kinh, sẽ “chịu...
TP Cần Thơ vừa có quyết định phê duyệt đưa vào vận hành thí điểm mô hình thu gom tái chế rác thải nhựa trên sông bằng bẫy rác. Địa điểm được chọn thực hiện trên rạch Cái Khế (phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều).
Cầu sông Trường Giang Changtai được nối liền hoàn chỉnh hôm 9/6 ở tỉnh Giang Tô phía đông Trung Quốc, dự kiến thông xe cuối tháng 4 năm sau.
Các nhà khoa học cho biết nước tiểu con người có thể tái chế thành phân bón cực tốt cho cây trồng với chi phí rất rẻ.
Chiếc xe con đi ngược chiều vào trưa 16-10 trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Cảnh sát giao thông cho biết đã vào cuộc xác minh để xử lý.
Một luật sư lớn lên trong “ổ tội phạm” đã “thoát nghèo”, trở thành triệu phú và sở hữu bộ sưu tập xe có giá trị cực khủng.
Việc người đàn ông đi xe đạp nỗ lực thực hiện các biện pháp an toàn nên được xem là một tấm gương.