Các nhà khoa học cho biết nước tiểu con người có thể tái chế thành phân bón cực tốt cho cây trồng với chi phí rất rẻ.
Theo thống kê, mỗi năm nông dân tốn 128.000 USD mua phân bón cho cây trồng. Giờ đây, các nhà khoa học nói họ có thể tiết kiệm được một khoản lớn nếu biết cách lấy nước tiểu làm phân bón.
Lý do, nước tiểu chứa nitơ và phốt pho cần thiết để duy trì và thúc đẩy sự phát triển của cây trồng, đặc biệt là không có khả năng lây lan tình trạng kháng kháng sinh.
"Nước tiểu của chúng ta có giá trị như vàng", nhà nghiên cứu Divina Gracia P. Rodriguez từ Viện Nghiên cứu Kinh tế Sinh học Na Uy nói với Science Na Uy.
Một người trung bình xả khoảng 500 lít nước tiểu mỗi năm, số nước này có thể chuyển thành 6kg phân bón, theo tính toán của các nhà khoa học.
Các nhà nghiên cứu hiện đang phát triển nhà vệ sinh có thể tách riêng nước tiểu và đã bắt đầu thử nghiệm ở Bahir Dar, Ethiopia.
Sau khi được tách ra, nước tiểu được sấy khô và chuyển thành những viên không mùi, rẻ tiền có thể rải khắp ruộng đồng để bón cho cây trồng.
Điều này nghe "ghê ghê", nhưng bà Anne Spurkland - giáo sư và nhà nghiên cứu y tế tại Đại học Oslo, khẳng định nó "hoàn toàn an toàn".
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan đã xác nhận trong một nghiên cứu năm 2020 rằng có thể dùng nước tiểu làm phân bón mà không sợ lây bệnh nhiễm trùng kháng kháng sinh.
Theo đó, trước khi dùng làm phân bón, nước tiểu sẽ được tiệt trùng trong 10 tiếng, khi đó các gene kháng kháng sinh sẽ giảm 99%.
Tại Mỹ, Viện Rich Earth cũng đang phát triển các cách biến nước tiểu con người thành phân bón. "Trong nước tiểu có nitơ, phốt pho, kali và các khoáng chất vi lượng khác mà cây trồng cần", Kim Nace, người đồng sáng lập Viện Rich Earth, nói.
Ngoài ra có một cách đơn giản hơn và có thể làm tại nhà, đó là lấy 1 phần nước tiểu trộn với 9 phần nước, sau đó phun lên cây trồng.
"Con người đã lấy nước tiểu làm phân bón trong một thời gian rất dài, nhưng họ đã dừng lại sau khi phương Tây phát minh ra hệ thống xử lý nước thải", tiến sĩ Krista Wigginton, đồng tác giả nghiên cứu, nói với The Guardian. "Chúng tôi chỉ đang cố gắng tìm ra cách thu giữ một số sản phẩm có giá trị trước khi chúng bị trộn lẫn và pha loãng với mọi thứ khác".
Từ xa xưa, nông dân Việt Nam đã biết bón cây bằng nước tiểu, cho thấy sự sáng tạo và am hiểu sâu sắc của họ về thiên nhiên.
Nước tiểu được sử dụng bón cho nhiều loại cây trồng khác nhau, phổ biến nhất là các loại rau, củ, quả. Ngoài ra, một số loại cây công nghiệp như mía, đay, bông cũng được bón bằng nước tiểu.
Bón cây bằng nước tiểu đã được chứng minh mang lại nhiều lợi ích, bao gồm:
- Cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cây trồng, giúp cây phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao.
- Cải thiện cấu trúc đất, tăng cường khả năng giữ nước và độ phì nhiêu.
- Kích thích sinh trưởng của rễ cây, tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng và nước.
- Diệt trừ một số loại sâu bệnh hại cây trồng.
- Tiết kiệm chi phí so với việc sử dụng phân bón hóa học.
- Bảo vệ môi trường do hạn chế sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu.
Công ty Rare Earths Norway thông báo phát hiện mỏ đất hiếm lớn nhất châu Âu, có khả năng đem lại thay đổi lớn cho đất nước Bắc Âu cũng như châu lục.
Giáo sư Quarraisha Abdool Karim đánh giá giải thưởng VinFuture tập trung vào tác động xã hội của khoa học, công nghệ; kết nối cộng đồng khoa học toàn cầu.
Một phụ nữ bị chỉ trích vì đã cố tình đứng chiếm giữ chỗ đỗ xe, bất chấp việc bị bấm còi inh ỏi nhắc nhở.
Mỹ sẽ bắt đầu đào tạo phi công F-16 của Ukraina trong vòng hai tháng, Thư ký báo chí Lầu năm góc, Thiếu tướng Pat Ryder cho biết trong một...
Vệ tinh Bắc Đẩu thứ 56 được phóng bằng tên lửa đẩy Trường Chinh-3B, dự kiến sẽ kết nối vào Hệ thống Vệ tinh Định vị Bắc Đẩu (BDS) sau khi đi vào quỹ đạo và hoàn tất các thử nghiệm trong quỹ đạo.
Ban điều hành cảng biển lớn nhất Nhật Bản Nagoya cho biết họ nghi ngờ sự cố khiến toàn bộ hệ thống điều hành điện tử bị tê liệt bắt nguồn từ hành vi tấn công mạng.
Các nhà khoa học Trung Quốc phát triển máy đào hầm và nổ đá (BBM) đầu tiên trên thế giới, có thể tăng hơn 30% hiệu suất khi khoan lớp đá siêu cứng.
Những chú chuột 'khổng lồ' đã được huấn luyện để nhận biết ngà voi và nhiều hàng buôn lậu có nguồn gốc hoang dã.
Tòa án Colombia kêu gọi săn bắn hà mã do trùm ma túy Pablo Escobar đưa vào nước này trong thập niên 1980.