Tréo ngoe quy định tách cá nội và cá ngoại

04:30 25/06/2024

TPO - Theo các doanh nghiệp thủy sản, quy định không trộn lẫn nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu và trong nước đang khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu hàng hóa. Nhiều trường hợp bi hài sẽ xảy ra khi doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm phối trộn sang thị trường châu Âu.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi tới Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất sửa đổi một số quy định bất cập trong ngành thủy sản.

Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký VASEP - cho biết, hiện các doanh nghiệp đều không biết khái niệm “trộn lẫn nguyên liệu” sản phẩm có nguồn gốc trong nước và nhập khẩu trong cùng một lô hàng được hiểu như thế nào mới đúng. Doanh nghiệp gặp khó do Luật Thủy sản (2017), Nghị định 26/2019 và Nghị định 37/2024 và 38/2024 đều không có định nghĩa cụ thể về hành vi này.

Theo ông Hòe, trên thực tế, việc các doanh nghiệp sản xuất ra thành phẩm có nguyên liệu từ nhiều loài, nhiều mặt hàng và từ các nguồn khác nhau (gồm khai thác và nhập khẩu) là hoàn toàn bình thường và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, nếu áp theo quy định không được trộn lẫn nguyên liệu, doanh nghiệp gặp không ít tình huống bi hài. Chẳng hạn, theo yêu cầu thị trường, nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng phối trộn (seafood mix) hoặc những sản phẩm giá trị gia tăng như sản phẩm “hải sản xiên que” (một que xiên sẽ bao gồm cả cá ngừ, cá dũa, trong đó cá ngừ có xuất xứ từ nhập khẩu; cá dũa thu mua trong nước) sẽ không thể làm thủ tục xuất khẩu và chịu chi phí tăng gấp nhiều lần vì vướng quy định tréo ngoe.

Nhiều sản phẩm xiên que có trộn lẫn hải sản có nguồn gốc trong nước và nhập khẩu sẽ lúng túng khi thực hiện yêu cầu.

“Nếu thực hiện quy định trên, doanh nghiệp phải tách các miếng cá ra khỏi que. Những miếng cá nào có nguồn gốc nhập khẩu phải đóng vào 1 container. Những miếng cá nào có nguồn gốc khai thác trong nước sẽ đóng vào riêng container khác, kèm với số que xiên. Khi lô hàng được xuất khẩu, khách hàng sẽ nhận sản phẩm và tự lấy 2 loại cá rồi xiên vào que thành sản phẩm theo yêu cầu”, ông Hòe dẫn chứng.

Một trường hợp khác là vấn đề “container ghép”. Ví dụ khách hàng đặt và yêu cầu giao 1 container gồm: 10 tấn cá ngừ, 5 tấn cá phèn và 5 tấn cá nục. Cá ngừ có nguồn gốc nhập khẩu, cá phèn và nục được thu mua từ bà con ngư dân trong nước. Nếu theo Nghị định 37/2024, doanh nghiệp bắt buộc phải tách 10 tấn cá ngừ vào một container. Số cá phèn, cá nục đóng riêng vào container khác.

Theo đại diện VASEP, điều này rất bất cập và khiến doanh nghiệp phải trả gấp đôi chi phí cước tàu vận chuyển mà còn phát sinh gấp đôi nguồn lực, chi phí quản lý/thông quan của cả doanh nghiệp cùng nhà nhập khẩu ở nước ngoài. Đặc biệt, hiện trên thế giới, chưa nước nào có quy định này khi sản phẩm hải sản khai thác xuất sang thị trường châu Âu.

VASEP kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) rà soát, đánh giá lại và báo cáo Chính phủ sửa đổi, tháo gỡ phù hợp quy định, đồng thời đảm bảo việc xử phạt vi phạm phải tương ứng, đúng với các hành vi đã quy định tại Nghị định 37/2024 giúp cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan thẩm quyền cùng hiểu giống nhau và xử lý vi phạm đồng nhất.

Ngoài ra, VASEP kiến nghị Bộ NN&PTNT xem xét thay đổi quy định về cách tiếp cận trong việc xác nhận giấy xác nhận nguyên liệu (S/C) tại cảng cá trong quy trình xác nhận truy xuất nguồn gốc IUU (hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định) hiện nay. Bởi việc cấp giấy S/C tại các cảng cá ở nhiều nơi đang kéo dài và mất rất nhiều thời gian. Nhiều lô hàng phải chờ đến 2-3 tháng, ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm
Mỹ tung trừng phạt lớn liên quan Nga, Moscow tuyên bố trả đũa

Mỹ tung trừng phạt lớn liên quan Nga, Moscow tuyên bố trả đũa

07:40 13/06/2024

Ngày 12/6, Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 300 cá nhân và tổ chức giúp đỡ Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Dự án chống sạt lở trăm tỉ thi công dang dở dọc sông Sài Gòn

Dự án chống sạt lở trăm tỉ thi công dang dở dọc sông Sài Gòn

08:20 29/06/2023

TP Hồ Chí Minh - Dự án chống sạt lở tại bán đảo Thanh Đa (quận Bình Thạnh) hiện không hoạt động, nhiều đoạn vẫn còn dang dở, ngừng thi...

Cô gái trẻ khởi nghiệp từ nỗi trăn trở nông sản bị ép giá, bấp bênh

Cô gái trẻ khởi nghiệp từ nỗi trăn trở nông sản bị ép giá, bấp bênh

08:30 20/05/2023

Trăn trở vì mỗi khi đến mùa thu hoạch, giá cả lại bấp bênh, thương lái ép giá, chị Nguyễn Thị Hồng Đoan (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) quyết...

Trước giun đất, thương lái Trung Quốc thu gom kỳ lạ, tạo cơn sốt ảo ở Việt Nam thế nào?

Trước giun đất, thương lái Trung Quốc thu gom kỳ lạ, tạo cơn sốt ảo ở Việt Nam thế nào?

16:40 21/08/2023

Dư luận đang bức xúc trước tệ nạn kích giun để bán cho thương lái Trung Quốc, gây hại đất đai, vườn tược. Trên thực tế, từ nhiều năm nay, thương lái Trung Quốc từng thu mua rất nhiều thứ được cho là lạ kỳ, tạo ra những cơn sốt ảo, gây nhiễu loạn thị trường Việt Nam. Video: Cuộc chiến chống nạn kích giun đất ở Hòa Bình. Hậu quả khủng khiếp Năm 2004, phong trào “giết trâu lấy móng” để bán cho thương lái Trung Quốc đã diễn ra rầm rộ ở nhiều vùng...

LHQ kêu gọi Nga trở lại bàn đàm phán thỏa thuận ngũ cốc, Ukraine nói Ba Lan thực hiện bước đi 'không thân thiện'

LHQ kêu gọi Nga trở lại bàn đàm phán thỏa thuận ngũ cốc, Ukraine nói Ba Lan thực hiện bước đi 'không thân thiện'

09:20 25/07/2023

Ngày 24/7, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi Nga trở lại đàm phán thỏa thuận cho phép vận chuyển an toàn ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen.

Bị phạt hơn 130 triệu đồng vì bắt ốc Vườn quốc gia Côn Đảo

Bị phạt hơn 130 triệu đồng vì bắt ốc Vườn quốc gia Côn Đảo

21:00 06/10/2023

Phạm Văn Tân, 35 tuổi, bị xử phạt vì dùng bè tự chế vào Vườn quốc gia Côn Đảo bắt 5 kg ốc ngọt.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: 4 giải pháp để thúc đẩy nền kinh tế

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: 4 giải pháp để thúc đẩy nền kinh tế

04:40 24/05/2024

Theo Bộ trưởng KHĐT, cần tập trung vào 3 động lực (đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu) cũng như đẩy mạnh các động lực mới (chuyển đổi nền kinh tế, nhất là kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn).

Cục trưởng Đường bộ lên tiếng về tiêu cực trong cấp giấy phép lái xe

Cục trưởng Đường bộ lên tiếng về tiêu cực trong cấp giấy phép lái xe

15:50 15/06/2023

Ông Nguyễn Xuân Cường - Cục trưởng Đường bộ, Bộ Giao thông vận tải - cho biết, thời gian qua, có một số nơi xảy ra tiêu cực trong công tác đào tạo, thi sát hạch giấy phép lái xe, cấp trên đã chỉ đạo quyết liệt, đảm bảo không quá tải như xảy ra với lĩnh vực đăng kiểm.

Tiếp lửa tín dụng chính sách miền nắng gió

Tiếp lửa tín dụng chính sách miền nắng gió

09:50 27/11/2023

Dịp này, về vùng đất nơi cuối của dãy Trường Sơn - Ninh Thuận vẫn cái “gió như phang, nắng như rang”, song trong tâm Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng cùng các thành viên đoàn công tác lại như có làn gió mát tràn qua khi chứng kiến dòng vốn chính sách đang hàng ngày, hàng giờ lan rộng trên khắp mọi thôn làng, tiếp sức cho người nghèo và các đối tượng chính sách phủ màu xanh no ấm trên mảnh đất này.

Co loi xay ra
Co loi xay ra