TPHCM – Trong bối cảnh 20 năm mới làm được 20km metro, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đang đề xuất kéo dài mạng lưới đường sắt đô thị theo quy hoạch từ 220km lên khoảng 400 – 500km để đáp ứng nhu cầu đi lại và phát triển trong tương lai.
Đề xuất kéo dài mạng lưới metro lên gấp đôi
Đề xuất trên được ông Hoàng Ngọc Tuân - quyền Giám đốc Ban Chuẩn bị đầu tư (thuộc Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM - MAUR) đưa ra tại tọa đàm "Kết luận 49 và Nghị quyết 98 - Cơ hội và thách thức cho đường sắt đô thị TPHCM", ngày 31.7.
Theo Quyết định số 568 do Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2013 về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TPHCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, TPHCM có 8 tuyến metro và ba tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray với tổng chiều dài 220km, tổng mức đầu tư gần 26 tỉ USD.
Tuy nhiên, suốt 20 năm qua, TPHCM mới làm được gần 20 km Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Trong khi đó, Kết luận số 49 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại TPHCM vào năm 2035, nghĩa là thành phố phải hoàn thành 200km trong 12 năm tới.
Theo ông Hoàng Ngọc Tuân, để hoàn thành một dự án metro, bước chuẩn bị mất 4 -5 năm và thời gian thi công từ 7 - 8 năm. Do đó, để thực hiện được mục tiêu Bộ Chính trị đặt ra, TPHCM phải có một cách làm hoàn toàn mới mang tính đột phá và khác biệt.
Đáng chú ý, Ban Quản lý đường sắt đô thị không chỉ đặt mục tiêu hoàn thành các tuyến metro theo quy hoạch mà còn đang nghiên cứu thêm nhiều tuyến mới.
Theo ông Tuân, một siêu đô thị như TPHCM mà chỉ quy hoạch 220km đường sắt đô thị là quá khiêm tốn. Dẫn chứng kinh nghiệm từ một số thành phố lớn trên thế giới, ông Tuân cho biết Thẩm Quyến (Trung Quốc) diện tích khoảng 2.000km2 (tương đương diện tích TPHCM) nhưng quy hoạch tới 1.142km metro.
Do đó, MAUR đề xuất điều chỉnh quy hoạch chiều dài toàn bộ mạng lưới đường sắt đô thị TPHCM lên khoảng 400 – 500km, thực hiện trong 2 giai đoạn: đến năm 2035 theo Kết luận của Bộ Chính trị và tầm nhìn sau 2035.
Mới đây, Nghị quyết 98 cho phép TPHCM thu hồi các khu đất xung quanh nhà ga metro dọc tuyến để tái quy hoạch theo định hướng TOD (phát triển đô thị gắn kết với giao thông công cộng). Do đó, khi quy hoạch các tuyến metro phải đồng thời xác định ranh, vị trí, bán kính từ 500 – 1.000m xung quanh các nhà ga để thiết kế đô thị theo TOD.
"Với phương án đấu giá quỹ đất, một nhà ga tính toán theo bán kính nhỏ nhất 500m thì mỗi nhà ga sẽ có khoảng 80ha diện tích TOD. Một tuyến metro sẽ có khoảng hàng ngàn ha đất. Nếu mỗi m2 chúng ta tạo ra được giá trị thặng dư 50 – 100 triệu đồng thì đã có 50.000 – 100.000 tỉ đồng từ đấu giá quỹ đất cho mỗi tuyến metro" – ông Tuân tính toán.
Cần thiết điều chỉnh kéo dài mạng lưới metro
Theo PGS.TS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giao thông Vận tải (Đại học Việt Đức), nếu theo quy hoạch hiện tại, TPHCM chỉ có 25% dân số trong phạm vi 500m có thể đi bộ đến các nhà ga metro, thấp hơn nhiều so với tỉ lệ từ 70-80% như ở Tokyo, Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore và Thượng Hải (Trung Quốc).
Ngoài ra, hiện có khoảng cách rất lớn giữa trung tâm TPHCM và các khu vực vùng ven về khả năng tiếp cận metro. Cụ thể, ở trung tâm TPHCM, tỉ lệ người dân có thể tiếp cận metro là 44%, vùng ven giảm xuống còn 28%, ra vùng nông thôn là 0%.
Do đó, ông Tuấn cho rằng, cần điều chỉnh kéo dài mạng lưới metro kết hợp phát triển đô thị, khu công nghiệp vùng ven, thậm chí kết nối các tỉnh xung quanh.
“Theo phương án này, 50% dân cư trong tương lai sẽ tiếp cận được metro trong phạm vi bán kính đi bộ và tiếp cận các dịch vụ kinh tế - xã hội khác thuận lợi trong vòng 30 – 40 phút di chuyển. Việc này đảm bảo mục tiêu giao thông công cộng đáp ứng 50 – 60% nhu cầu đi lại hàng ngày” – ông Tuấn nói.
Ngoài ra, việc điều chỉnh kéo dài mạng lưới metro không chỉ tạo ra bình đẳng trong tiếp cận đường sắt đô thị, mà còn mở ra cơ hội để phát triển đô thị theo mô hình TOD, nhất là ở khu vực vùng ven, những nơi có quỹ đất có thể triển khai được ngay.
Sở TT&TT TP Hà Nội vừa đề nghị các sở, ngành trên địa bàn chỉ đạo bộ phận một cửa phối hợp với các doanh nghiệp để triển khai cấp...
Đoạn clip ghi lại cảnh giảng viên một trường đại học ở TP.HCM đọc điểm của sinh viên bằng biệt danh đang gây sốt trên mạng xã hội, thu hút hàng triệu người xem một cách thích thú.
Sáng 12-3, UBND quận 3 tổ chức bàn giao mặt bằng làm tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) cho Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM.
“Tình hình khô hạn, thiếu nước ngọt kéo dài lại không gieo sạ được vụ lúa mới, tôi không biết lấy tiền đâu xoay sở chi phí để trang trải...
Ông Roberto Morales Ojeda nhấn mạnh quan hệ Việt Nam-Cuba là biểu tượng của thời đại và mối quan hệ giữa hai Đảng là nền tảng chính trị định hướng cho sự phát triển toàn diện của quan hệ song phương.
UNICEF Việt Nam và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang thúc đẩy phát triển toàn diện trẻ thơ bằng cách nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cha mẹ và người chăm sóc trẻ.
Ngoài kháng cáo của 2 cha con ông Trần Quí Thanh, bị hại trong vụ án cũng có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm.
TP - Sự việc cô giáo bộ môn Âm nhạc bị nhóm học sinh dồn vào góc tường, chế giễu, sỉ nhục có tính chất nghiêm trọng và theo lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Tuyên Quang, đây là bài học vô cùng lớn cho ngành giáo dục của tỉnh.
Chủ tịch nước Tô Lâm cho rằng, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) phải quy định trong những trường hợp nào phải công chứng, chứ không phải một cơ...