Bà Nguyễn Phương Hằng và ông Huỳnh Uy Dũng được tòa triệu tập với tư cách người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong phiên xử nhà báo Hàn Ni ngày 1/3.
TAND TP HCM sẽ xét xử bà Hàn Ni, 47 tuổi, và luật sư Trần Văn Sỹ về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, theo khoản 2 Điều 331 Bộ luật Hình sự, khung hình phạt 2-7 năm tù.
Cả hai bị cáo buộc đăng nhiều bài viết sai sự thật, thiếu kiểm chứng, xâm phạm đến danh dự, uy tín bà Nguyễn Phương Hằng (53 tuổi, Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam) và chồng Huỳnh Uy Dũng (62 tuổi, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đại Nam).
Phiên xử sẽ diễn ra trong một ngày. Có 6 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo, trong đó 4 người bào chữa cho Hàn Ni. Vợ chồng bà Phương Hằng được tòa triệu tập với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Bà Hằng đang thi hành án 3 năm tù về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, vì xúc phạm danh dự, uy tín 10 cá nhân trong đó có nhà báo Hàn Ni và nhiều nghệ sĩ.
Cáo trạng xác định từ tháng 9/2021 đến tháng 2/2022, Hàn Ni sử dụng tài khoản Youtube và Facebook Nhà Báo Hàn Ni để đăng bài, tổ chức nhiều buổi ghi hình có nội dung sai sự thật "nhằm xúc phạm nhân phẩm, danh dự, uy tín của bà Nguyễn Phương Hằng và ông Huỳnh Uy Dũng"; xâm phạm lợi ích hợp pháp của Công ty Cổ phần Đại Nam và Quỹ từ thiện Hằng Hữu.
Trong đó, Hàn Ni dùng tài khoản Youtube để phát buổi ghi hình với nội dung Bà Hằng có quyền ngồi xổm trên pháp luật không, gồm 4 đoạn có phát ngôn mang nội dung thuộc bí mật cá nhân và đời sống riêng tư của vợ chồng bà Hằng, vi phạm Điều 17 Luật An ninh mạng.
Quá trình điều tra, Hàn Ni khai đã lấy những thông tin trên "ở các bài báo chính thống đã đăng về bà Hằng nên không kiểm chứng lại đúng hay sai". Nguyên nhân làm vậy là bà Hằng đã livestream với những lời lẽ xúc phạm đến bị cáo.
Còn luật sư Trần Văn Sỹ bị cáo buộc sử dụng tài khoản Youtube LS Trần Văn Sỹ đăng 8 video: Công ty CP Đại Nam & hoạt động phòng chống rửa tiền, Chính quyền tỉnh BD có đè đầu cưỡi cổ Cty CP Đại Nam như NPH, NPH sử dụng chất kích thích để chửi bởi nghệ sĩ cho đã miệng, Dũng Lò Vôi đã thất bại toàn tập... Các nội dung này được xác định là sai sự thật, gây hoang mang dư luận, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty cổ phần Đại Nam; xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của cá nhân ông Huỳnh Uy Dũng; xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của bà Nguyễn Phương Hằng.
Ông Sỹ khai lý do làm các video trên là bà Hằng đã có những phát ngôn xúc phạm các nghệ sĩ, báo chí, và có những lời lẽ trái với thuần phong mỹ tục. Ông thấy mình "cần có trách nhiệm góp tiếng nói" để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của bà Hằng. Còn đối với ông Dũng, bị can cho rằng vì ông này "thường ghi hình cùng vợ"...
Quá trình điều tra bổ sung, bà Hằng và ông Dũng rút đơn yêu cầu Hàn Ni và luật sư Sỹ bồi thường 300-500 tỷ đồng. Đối với một số Facebooker có hành vi tương tự đối với bà Hằng, cơ quan điều tra tiếp tục phối hợp Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an TP HCM thu thập thêm tài liệu chứng cứ, xử lý sau.
Trước khi bị bắt hồi tháng 3/2022, bà Hằng gửi nhiều đơn đến Công an tỉnh Bình Dương, Công an TP HCM, cho là bị nhà báo Hàn Ni "xúc phạm, vu khống" và tấn công quỹ Hằng Hữu của Công ty Cổ phần Đại Nam. Bà yêu cầu cơ quan chức năng xử lý Hàn Ni; buộc chấm dứt việc sử dụng hình ảnh của bà khi không được sự đồng ý, đồng thời bồi thường thiệt hại.
Trong khi đó, bà Hàn Ni cũng gửi đơn tố giác tội phạm đến Bộ Công an, Công an TP HCM, Bình Dương, cho rằng bị bà Phương Hằng vu khống, làm nhục, xúc phạm trong các buổi livestream. Bà Hàn Ni được xác định là một trong những người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án bà Nguyễn Phương Hằng livestream xúc phạm người khác.
Hồi tháng 9 năm ngoái, bà Hằng và một số đồng phạm bị TAND TP HCM đưa ra xét xử, tuyên phạt mức án 3 năm tù. Bà chấp nhận mức án, không kháng cáo.
Theo VnExpress
Đoàn văn nghệ sĩ TP.HCM có những kỷ niệm đáng nhớ khi hòa giọng cùng các chiến sĩ Tiểu đoàn Công binh 792 trực thuộc Ban Chỉ huy quân sự huyện Côn Đảo. Nguyễn Phi Hùng, Quốc Đại, Bình Tinh... 'đốt cháy' sân khấu.
Ôn lại truyền thống hào hùng 60 năm phong trào Ba sẵn sàng, chị Chu Hồng Minh - Bí thư Thành Đoàn Hà Nội bồi hồi, xúc động nói: “Đó là những ngày mà thanh niên Hà Nội không ai muốn ngủ, không ai muốn đứng ngoài, ai cũng thiết tha muốn được góp sức mình cho đất nước”.
Trận thi quý III Đường lên đỉnh Olympia 24 diễn ra gay cấn giữa bốn thí sinh đến từ Thừa Thiên - Huế, Hà Nội và Lào Cai. Kết quả chung cuộc, Võ Quang Phú Đức (THPT chuyên Quốc học, Thừa Thiên – Huế) giành chiến thắng, ghi tên vào trận Chung kết năm Olympia 24 và mang cầu truyền hình trực tiếp về tỉnh.
Trong số các gương thủ khoa được vinh danh, nhiều bạn là thủ khoa “kép” khi vừa là thủ khoa trúng tuyển, vừa là thủ khoa tốt nghiệp, là cán bộ Đoàn - Hội, từng đạt giải thưởng “Sinh viên 5 tốt” các cấp hoặc giải thưởng Sao tháng Giêng…
Sinh viên Trung Quốc ra nước ngoài học thạc sĩ ngày càng nhiều, do thị trường việc làm trong nước khó khăn và thi cử quá khắt khe.
Cúng ông Công ông Táo hay còn gọi là Tết ông Táo, Tết Táo quân được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) hàng năm.
Quán ở quận Tân Phú của chị Huỳnh Bửu Linh ngoài phục vụ bún phở thông thường còn 'chế' ra món bún bò Huế ăn kiểu trộn khô với mắm ruốc, ngày bán khoảng 300 tô.
Vào mùa mưa, các con suối trong rừng Cát Tiên tràn nước qua đường mòn, thú ăn đêm xuất hiện nhiều, thu hút đông khách đến trải nghiệm.
Trong 10 năm, Việt Nam tổ chức 21 khoá huấn luyện với gần 1.500 lượt cán bộ, nhân viên cho 5 bệnh viện dã chiến 2, hai thê đội Đội Công binh gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc.