Trước thông tin Mỹ cho phép Ukraine tấn công vào Nga bằng tên lửa viện trợ, Chủ tịch Duma quốc gia cảnh báo Nga có thể đưa vào sử dụng các hệ thống vũ khí mới.
Ngày 18-11, ông Vyacheslav Volodin, chủ tịch Duma quốc gia (Hạ viện Nga) và là đồng minh thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin, cho biết Nga có thể sẽ đưa vào sử dụng các hệ thống vũ khí mới nếu Kiev tấn công vào lãnh thổ Nga với tên lửa tầm xa của Mỹ.
Trước đó hôm 17-11, Hãng tin Reuters đưa tin chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã "bật đèn xanh" để Kiev dùng vũ khí tầm xa của Mỹ tấn công lãnh thổ Nga.
Đến chiều 18-1, Nga cũng đã có phản ứng đối với quyết định của Mỹ. Theo đó, ông Dmitry Peskov, người phát ngôn Điện Kremlin, cho biết việc Washington để Kiev sử dụng vũ khí Mỹ viện trợ tấn công vào đất Nga sẽ làm leo thang căng thẳng, đồng thời làm tăng sự can dự của Mỹ vào chiến sự Ukraine.
Cùng lúc đó, ông Volodin cho rằng Kiev vốn đã không kích Nga bằng tên lửa tầm xa của Mỹ. Ông cảnh báo Nga sẽ sử dụng các hệ thống vũ khí mới nhưng không cung cấp chi tiết.
Chủ tịch Duma Quốc gia Nga khẳng định việc Washington mở rộng phạm vi sử dụng vũ khí cho Ukraine sẽ "phá hủy hoàn toàn quan hệ Nga-Mỹ".
Cùng ngày 18-11, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cảnh báo "rất nguy hiểm" khi cho phép Kiev không kích tầm xa vào Nga bằng vũ khí từ các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Trong khi đó, Hãng tin AFP đưa tin Đức từ chối chuyển giao hệ thống tên lửa tầm xa Taurus, nhưng vào ngày 18-11 đã chuyển 4.000 thiết bị bay không người lái với công nghệ trí tuệ nhân tạo cho Kiev.
Berlin là bên cung cấp viện trợ quân sự lớn thứ hai cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga.
Quân đội Israel gặp khó khăn khi thu thập thông tin tình báo ở Gaza vì các thành viên Hamas có phương thức liên lạc bảo mật và liên tục thay đổi địa điểm giam con tin.
Ngày 4/9, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev tuyên bố, nếu vũ khí tầm xa được chuyển cho Ukraine, Moscow sẽ buộc phải thực hiện các biện pháp trả đũa, kể cả việc lập vùng đệm tới biên giới Ba Lan.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 30/7 đã quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với quân đội Cộng hòa Trung Phi.
Ngày 19-11, Hãng tin Reuters cho biết theo tài liệu được đăng trên trang web của chính phủ Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phê duyệt học thuyết hạt nhân đã sửa đổi.
Ukraine nói rằng họ đang đạt được những bước tiến lớn trong cuộc chiến chống tham nhũng, song các đồng minh phương Tây chưa thực sự tin tưởng vào tuyên bố này.
Ngày 11/4, một quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc hé lộ về phản ứng của nước này với thông tin liên minh an ninh 3 bên AUKUS - gồm Mỹ, Anh và Australia - để mắt tới Seoul cho vị trí đối tác.
Dù không có kinh nghiệm ngoại giao, tỷ phú Steve Witkoff được ông Trump chọn làm đặc phái viên Trung Đông nhờ kỹ năng đàm phán bất động sản.
Nhà tù 'Sói Bắc cực', nơi nhà hoạt động đối lập Alexei Navalny đột tử, là một trong những cơ sở giam giữ nghiêm ngặt nhất nước Nga.
Giới chức Estonia nói biên phòng Nga đã gỡ phao định vị trên sông Narva ở biên giới giữa hai nước và đề nghị Moskva giải thích.