Ngày 4/9, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev tuyên bố, nếu vũ khí tầm xa được chuyển cho Ukraine, Moscow sẽ buộc phải thực hiện các biện pháp trả đũa, kể cả việc lập vùng đệm tới biên giới Ba Lan.
Nga dọa 'xuống tay' đến tận biên giới Ba Lan nếu Ukraine có vũ khí tầm xa, Kiev 'đặt cược' vào 4 nước |
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev. (Nguồn: TASS) |
Hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Medvedev cho biết, Nga không thể bỏ qua mối đe dọa từ những loại vũ khí tấn công tầm xa như tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, vốn có khả năng tấn công các mục tiêu ở khoảng cách xa, sâu bên trong lãnh thổ Nga.
Tin liên quan |
Những Những 'gam màu' xung đột vũ trang trong 20 năm qua |
Nếu các hệ thống vũ khí tầm xa này được cung cấp cho Kiev, Moscow sẽ thực hiện các biện pháp để tăng cường an ninh, và một trong những biện pháp này là mở rộng vùng kiểm soát, cho phép tạo ra một vùng đệm.
Theo ông, vùng đệm trên biên giới với Ukraine rất quan trọng để bảo vệ Nga khỏi các cuộc pháo kích của Kiev và chiều rộng của nó phụ thuộc vào loại vũ khí mà quốc gia Đông Âu sẽ nhận được.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga nói rõ: "Nếu Ukraine muốn có các phương tiện tấn công tầm xa... thì vùng đệm này phải trải dài đến tận Ba Lan".
Hồi tháng 6, tại một cuộc họp với các phóng viên chiến trường, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Moscow có thể cân nhắc việc tạo ra một vùng đệm trên lãnh thổ Ukraine, nếu các cuộc ném bom vào các khu vực của Nga vẫn tiếp diễn.
Trong khi đó, cùng ngày 4/9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố, để sử dụng vũ khí tầm xa tấn công các cơ sở quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga, Kiev cần xin phép 4 nước là Mỹ, Anh, Pháp và Đức.
Khẳng định 4 nước trên đang và có thể cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine, nhà lãnh đạo hy vọng, các cuộc tấn công như vậy sẽ khiến lực lượng Nga "rời khỏi lãnh thổ Ukraine”.
Trước đó một ngày, hãng tin Reuters dẫn nguồn từ giới chức Mỹ cho biết, Washington sắp phê duyệt việc chuyển giao một lô tên lửa hành trình tầm xa cho phép Kiev tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, quyết định dự kiến sẽ được đưa ra vào mùa Thu năm nay.
Dịch hô hấp bí ẩn bùng phát ở miền bắc Trung Quốc, chủ yếu liên quan đến trẻ em, khiến WHO yêu cầu Bắc Kinh cung cấp thông tin chi tiết.
Kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Triều Tiên, Chủ tịch Tập Cận Bình có điện mừng, nhấn mạnh mong muốn tăng cường quan hệ đồng minh.
Bám sát Kế hoạch hành động của Bộ Ngoại giao triển khai Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030, kết quả bước đầu của năm 2023 đang mang lại hy vọng cho sự khởi sắc mới của công tác ngoại giao văn hóa trong thời gian tới.
Mako là một phụ nữ trung niên mảnh khảnh đang làm công việc thiện nguyện, song người đối diện có thể bất ngờ nếu thấy bàn tay cụt ngón út và hình xăm lớn của bà.
Sau khi máy bay chiến đấu tàng hình F-35B và trực thăng tấn công AH-1Z khai hỏa vào các mục tiêu giả định, hơn 50 xe đổ bộ tiến vào bờ biển, tiếp theo là lính nhảy dù...
Việt Nam hồi hương thêm gần 400 công dân kẹt tại miền bắc Myanmar do xung đột, sau khi hồi hương hơn 1.000 người trong đợt đầu tiên.
Trung tâm thương mại Sapa của người Việt ở Prague, Cộng hòa Czech, gặp hỏa hoạn với thiệt hại ước tính khoảng 87.000 USD.
Liên Hiệp Quốc dự báo đến năm 2050, số người trong nhóm từ 60 tuổi trở lên tại châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng vọt lên 1,3 tỉ người, chiếm khoảng 1/4 dân số ở khu vực này.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Sisoulith và Chủ tịch đảng Nhân dân Campuchia Hun Sen gửi điện mừng nhân dịp Chủ tịch nước Tô Lâm được bầu làm Tổng Bí thư.