Ngày 11/4, một quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc hé lộ về phản ứng của nước này với thông tin liên minh an ninh 3 bên AUKUS - gồm Mỹ, Anh và Australia - để mắt tới Seoul cho vị trí đối tác.
Hàn Quốc có muốn tham gia AUKUS? Đây là câu trả lời |
AUKUS, ra mắt vào năm 2021, gồm 2 trụ cột, bao gồm nội dung về tàu ngầm hạt nhân và năng lực quân sự tiên tiến. (Nguồn: KBS) |
Theo tin của Đài KBS, quan chức trên cho biết, Seoul hoan nghênh việc liên minh trên có ý định tham vấn kết nạp Seoul làm đối tác đồng phát triển công nghệ quân sự tiên tiến.
Tin liên quan |
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc' |
Chính phủ Hàn Quốc sẵn sàng hợp tác với AUKUS trên các lĩnh vực chiến lược, trong đó có công nghệ cao và đã, đang duy trì tiếp xúc chặt chẽ với liên minh này. Seoul sẽ tham vấn về các hạng mục cụ thể, xem xét nội bộ rồi đưa ra quyết định.
AUKUS, ra mắt vào năm 2021, gồm 2 trụ cột, trong đó Trụ cột 1 cung cấp cho Australia tàu ngầm hạt nhân được trang bị vũ khí thông thường, trụ cột 2 là lĩnh vực phát triển chung năng lực quân sự tiên tiến.
Hôm 8/4, Bộ trưởng Quốc phòng 3 nước thành viên là Mỹ, Anh và Australia đã ra tuyên bố chung đề cập Nhật Bản trong vai trò là “đối tác tiềm năng” đầu tiên trong Trụ cột 2.
Ngày 9/4, một quan chức Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng xác nhận, AUKUS đang cân nhắc bổ sung các đối tác đa dạng có thế mạnh đặc biệt, như Hàn Quốc, Canada, New Zealand vào “Trụ cột 2”.
AUKUS được cho là đã ngầm trao đổi ý kiến và trình bày với Seoul về nội dung liên quan trước khi ra tuyên bố chung hôm 8/4. Hai bên sẽ thảo luận về các lĩnh vực có khả năng hợp tác, cân nhắc tới năng lực cạnh tranh công nghiệp, tiềm lực vốn, năng lực bảo vệ thông tin của Hàn Quốc.
Phía Trung Quốc đã đưa ra lập trường phản đối, cho rằng ý đồ mở rộng sức ảnh hưởng của AUKUS đang kích động đối đầu giữa các bên, đẩy nhanh cuộc chạy đua vũ trang.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad tuyên bố trong chương trình “Đa số toàn cầu' trên 'Kênh Một' truyền hình Nga rằng Moscow chắc chắn sẽ giành chiến thắng ở Ukraine và có thể một lần nữa đoàn kết các dân tộc anh em.
Đại tá Ukraine tuyên bố toàn bộ tên lửa Kinzhal Nga phóng vào Kiev đều bị đánh chặn kể từ khi các hệ thống phòng không Patriot được triển khai.
Ngày 6/3, Hải quân Ấn Độ đã đưa vào hoạt động căn cứ mới INS Jatayu trên đảo Minicoy, ở cực Nam của quần đảo Lakshadweep có vị trí chiến lược trên biển Arab.
Lãnh tụ Iran Khamenei kêu gọi các nước Hồi giáo ngừng giao thương với Israel, trong đó có xuất khẩu dầu, để phản đối tấn công vào Dải Gaza.
Ngày 18/6, tại Hà Nội, Cục trưởng Cục Lãnh sự Doãn Hoàng Minh đã trao Giấy Chấp nhận lãnh sự danh dự cho ông Bùi Quang Minh, Lãnh sự danh dự của Cộng hòa Slovenia tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nga thông báo tập kích tàu chở khí tài của Lữ đoàn 117 Ukraine ở tỉnh Kharkov, được cho là đã phá hủy nhiều phương tiện do phương Tây chuyển giao.
Thủ tướng Latvia nói NATO chưa sẵn sàng để đưa quân đến Ukraine, thay vào đó liên minh nên tập trung hỗ trợ quân sự và tài chính cho Kiev.
Nhóm người tị nạn đầu tiên tiến vào Armenia, Yerevan khẳng định sẵn sàng tiếp nhận…là một số tin tức đáng chú ý về tình hình Nagorno-Karabakh.
Đại sứ quán Việt Nam tại Morocco cùng các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ luôn đồng hành hỗ trợ, tạo điều kiện cho ông Régis Facia thực hiện tốt các chức năng lãnh sự của mình.