Ngày 18-6, Nhật Bản cho biết số ca mắc hội chứng sốc nhiễm độc do liên cầu khuẩn (STSS - còn gọi là vi khuẩn ăn thịt người) ở nước này đã vượt qua 1.000 ca chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024.
Hãng tin Bloomberg đăng tin: "Một căn bệnh do loại 'vi khuẩn ăn thịt người' hiếm gặp có thể giết chết người bệnh trong vòng 48 giờ đang lây lan ở Nhật Bản".
Theo dữ liệu của Viện Bệnh truyền nhiễm quốc gia Nhật Bản (NIID) công bố ngày 18-6, tính từ đầu năm nay tới ngày 9-6, số ca mắc hội chứng sốc nhiễm độc liên cầu khuẩn (STSS) ở nước này đã lên tới 1.019 ca.
Con số này tăng đáng kể so với những năm trước, phản ánh tình trạng lây lan căn bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng này đang diễn biến phức tạp hơn, theo hãng tin Xinhua.
STSS là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng nhưng hiếm gặp, chủ yếu do các vi khuẩn thuộc nhóm A Streptococcus gây ra. Vi khuẩn khét tiếng này còn gọi là "vi khuẩn ăn thịt người".
Các triệu chứng ban đầu khi mắc STSS thường bao gồm đau họng, sốt, chán ăn, tiêu chảy, nôn mửa và các vấn đề về đường tiêu hóa khác. Ngoài ra còn có các triệu chứng nhiễm trùng như huyết áp thấp.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tổn thương mô mềm, suy hô hấp, suy thận, suy đa tạng, với tỉ lệ tử vong trên 30%. Theo Đài NHK, bệnh nhân có thể bị hoại tử chân tay.
Sốc nhiễm độc do liên cầu khuẩn nhóm A có thể lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng của người nhiễm bệnh hoặc lây qua vết thương hở. Các triệu chứng ban đầu của bệnh thường bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường do diễn tiến nhanh chóng của bệnh.
Tốc độ lây lan STSS tại Nhật Bản diễn ra nhanh hơn đáng kể trong năm nay. Tính đến ngày 2-6, đã có 977 ca nhiễm bệnh được báo cáo, vượt qua tổng số 941 trường hợp trong cả năm 2023.
Báo cáo hàng tuần của NIID từ ngày 3 đến ngày 9-6 cho thấy thủ đô Tokyo có số ca bệnh cao nhất với 150 ca, tiếp theo là tỉnh Aichi với 69 ca và Saitama với 68 ca.
Các chuyên gia y tế kêu gọi những người có triệu chứng nghiêm trọng cần chữa trị ngay lập tức, tránh để bệnh chuyển nặng đe dọa đến tính mạng.
Tin tức đáng chú ý: Trung tâm thương mại Hùng Vương Plaza về tay 'ông lớn' bánh kẹo Kido; Bất động sản Phát Đạt bất ngờ dừng phát hành cổ phiếu để trả cổ tức; Gần 68% người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp không có bằng cấp...
Những tuần gần đây bệnh sởi lây lan và diễn biến phức tạp tại TP.HCM. Nhiều phụ huynh không biết gì về bệnh sởi, dịch sởi và thường đưa trẻ đến nhập viện khi đã biến chứng.
Việc không quản lý được đường thở có thể làm người bệnh tử vong ngay hoặc thần kinh trung ương không hồi phục. Lần đầu tiên hội nghị quốc tế về quản lý đường thở được tổ chức tại một nước Đông Nam Á là Việt Nam.
Lo ngại dịch sởi diễn biến phức tạp, nhiều phụ huynh tại TP.HCM chủ động đưa trẻ tiêm vắc xin sởi.
Hơn 595.000 người rút bảo hiểm xã hội một lần trong 6 tháng đầu năm nay, tăng hơn 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy 90% phụ nữ Việt Nam độ tuổi sinh sản (15-49 tuổi) mắc bệnh liên quan phụ khoa ít nhất một lần trong đời.
Chiều nay 26-8, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tổ chức họp báo về ca ghép tim đầu tiên tại bệnh viện, từ trái tim hiến tặng của chàng trai vừa qua đời tại Hà Nội.
Mới đây, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM liên tiếp tiếp nhận và điều trị thành công hai bé gái 4 và 5 tuổi bị dị vật âm đạo, gây viêm âm đạo kéo dài.
Miền Nam rộng lớn nhưng hiện không còn cơ sở y tế nào ghép gan cho trẻ em dù năng lực y bác sĩ đảm bảo và giá cả tính ra rẻ nhất nước.