Hơn 595.000 người rút bảo hiểm xã hội một lần trong 6 tháng đầu năm nay, tăng hơn 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đa số là người lao động ngừng đóng bảo hiểm xã hội sau một năm, chiếm khoảng 98%.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nhóm rút bảo hiểm xã hội một lần chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 20 đến dưới 40 tuổi, chiếm 78%.
Nguyên do, tâm lý người lao động trẻ tuổi cho rằng nhu cầu trước mắt quan trọng hơn so với việc đóng bảo hiểm xã hội đủ thời gian để được hưởng lương hưu.
Bên cạnh đó, trong độ tuổi này mức lương làm việc tại các doanh nghiệp chưa cao, vì vậy nhiều người có nhu cầu về tài chính sẽ nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Mặt khác, số người rút bảo hiểm xã hội một lần tăng còn do một số người e ngại chính sách thay đổi sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi; chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện còn thiếu hấp dẫn, mức hỗ trợ đóng của Nhà nước còn thấp; có ít địa phương hỗ trợ thêm từ nguồn ngân sách địa phương; chính sách cho người lao động thất nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động chưa tạo sức hấp dẫn...
Nhưng theo các chuyên gia, gần như trong mọi trường hợp, việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần đều thiệt hơn so với bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu.
Đặc biệt Luật Bảo hiểm xã hội mới bổ sung nhiều quyền lợi so với quy định hiện hành. Theo quy định của luật mới, chỉ được rút bảo hiểm xã hội một lần trong một số trường hợp. Vì vậy người lao động còn nhiều băn khoăn về việc như vậy có thiệt thòi?
Để trả lời câu hỏi của bạn đọc về việc rút bảo hiểm xã hội một lần hay đóng tiếp, trường hợp nào được rút, lợi hại ra sao..., báo Tuổi Trẻ phối hợp Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức cuộc giao lưu trực tuyến "Rút bảo hiểm xã hội một lần hay đóng tiếp chờ lương hưu?", từ 9-11h ngày 19-7.
Ngay từ bây giờ, bạn đọc có câu hỏi liên quan đến bảo hiểm xã hội, lương hưu, mức lương theo năm đóng, rút bảo hiểm xã hội một lần... có thể gửi câu hỏi tới các khách mời:
- Bà Phan Thị Mai, trưởng Phòng quản lý thu - sổ, thẻ, Bảo hiểm xã hội TP.HCM.
- Bà Nguyễn Thị Hồng Thảo, trưởng Phòng chế độ bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội TP.HCM.
Câu trả lời sẽ được cập nhật trên tuoitre.vn từ 9h ngày 19-7, mời bạn đọc đón xem.
Dù được bác sĩ Trung tâm Y tế TP Phú Quốc tận tình cứu chữa nhưng sản phụ M. bị băng huyết nặng, hôn mê sâu, tụt huyết áp, nên đã tử vong.
Những tuần gần đây bệnh sởi lây lan và diễn biến phức tạp tại TP.HCM. Nhiều phụ huynh không biết gì về bệnh sởi, dịch sởi và thường đưa trẻ đến nhập viện khi đã biến chứng.
Ba người đàn ông lớn tuổi ở Bắc Giang được Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) xác định chết do uống rượu lá ngón.
Tóm tắt Tăng áp lực bên trong hộp sọ mà không rõ lý do, gây đau đầu dữ dội và mất thị lực. Triệu chứng Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng mới, nghiêm trọng hoặc dai dẳng, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Các triệu chứng bao gồm: Nhức đầu sau mắt Đổ chuông trong tai Thị lực mờ Tầm nhìn kép Các đợt mù tạm thời ngắn Buồn nôn ...
Lo ngại xuất hiện chùm ca ngộ độc, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) báo cáo nhanh cho Sở Y tế và Sở An toàn thực phẩm về hai ca nhập viện sau khi cùng ăn trưa với mỳ Ý sốt cà ở trường học.
Sau 8 năm triển khai, Bệnh viện Bình Dân đã giúp hàng nghìn người bệnh hẹp niệu đạo thoát cảnh mang túi chứa nước tiểu suốt đời. Đây là bệnh viện đầu tiên của cả nước triển khai kỹ thuật này.
Tin tức đáng chú ý: Nhà sản xuất máy bay Trung Quốc (COMAC) sẽ tổ chức hoạt động trưng bày cặp máy bay C919 và ARJ21 ngày 2-3 tại Tân Sơn Nhất; Số trẻ được sinh ra đủ ngày tháng có dị tật ngày càng ít...
Một người dân ở Vũng Tàu uống thuốc trị tiểu đường mua trên mạng dẫn đến hai lần ngưng tim, suýt mất mạng.
Chủ tiệm trà sữa trước cổng trường khiến 17 học sinh nhập viện bị phạt 25 triệu đồng do kinh doanh khi chưa đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.