Nỗ lực khống chế dịch sởi

11:30 21/08/2024

Những tuần gần đây bệnh sởi lây lan và diễn biến phức tạp tại TP.HCM. Nhiều phụ huynh không biết gì về bệnh sởi, dịch sởi và thường đưa trẻ đến nhập viện khi đã biến chứng.

Trẻ tiêm vắc xin phòng bệnh sởi tại VNVC

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, nhiều địa phương đã ghi nhận gia tăng các trường hợp mắc sởi, ho gà... So với cùng kỳ 2023, số ca mắc sởi tăng hơn 8 lần, số mắc ho gà tăng hơn 25 lần.

"Không biết bệnh sởi là gì"

"Hầu hết trẻ mắc bệnh sởi nhập viện tại khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) đều chưa tiêm vắc xin sởi, hiếm lắm mới có cháu được tiêm một mũi vắc xin sởi" - bác sĩ Dư Tuấn Quy, trưởng khoa nhiễm - thần kinh, cho hay.

Ngày 19-8, tại khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 có 28 trẻ từ 6 tháng đến hơn 10 tuổi mắc sởi đang điều trị. Hầu hết các cháu đều có biến chứng viêm phổi.

Với những trẻ dưới 9 tháng tuổi, lứa tuổi chưa được chích ngừa vắc xin sởi, bác sĩ Quy cho biết hầu hết trẻ độ tuổi này mắc bệnh do lây từ người thân trong gia đình. Bác sĩ khuyên không chỉ trẻ nhỏ mà trẻ lớn, người lớn cũng nên đi chích ngừa vắc xin sởi, đặc biệt với người mắc bệnh nền cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường.

Theo ông Quy, nhiều bà mẹ trẻ chưa một lần được nhìn thấy bệnh sởi nên không biết bệnh sởi là bệnh gì. Một số ít các bà mẹ thấy con bị phát ban, sốt thì đưa con đi khám, còn nhiều trường hợp khi trẻ bị biến chứng của sởi như viêm phổi, viêm ruột, tiêu chảy mới đưa đến bệnh viện.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP, cho biết số trẻ mắc bệnh sởi nằm điều trị tại khoa nhiễm Bệnh viện Nhi đồng TP ngày 19-8 là 18 trẻ.

Nhiều giải pháp ứng phó dịch sởi

Không chỉ riêng các bệnh viện tuyến cuối, các bệnh viện tuyến quận huyện của TP.HCM cũng đã tăng cường triển khai giải pháp ứng phó với dịch. Bác sĩ Phạm Nguyễn Anh Vũ, phó giám đốc Bệnh viện huyện Bình Chánh, cho biết trước diễn biến phức tạp của dịch, từ đầu năm đến nay bệnh viện tăng cường các giải pháp, chưa có trường hợp bệnh nhi nào chuyển nặng.

Để đảm bảo an toàn, phòng lây nhiễm, mỗi khoa bố trí một phòng riêng biệt, khi xuất hiện ca nghi ngờ sởi được phân luồng thăm khám riêng. Trong quá trình điều trị, bệnh nhi sẽ được cách ly khu vực riêng biệt để phòng ngừa lây nhiễm cho trẻ khác.

  • Trẻ mắc bệnh sởi cần ăn uống như thế nào?ĐỌC NGAY

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết bất kỳ người nào không có miễn dịch (không được tiêm chủng hoặc không tạo được kháng thể) đều có thể nhiễm bệnh. Một số biến chứng do sởi gây ra nếu không được điều trị kịp thời như mù, viêm não, tiêu chảy nặng, nhiễm trùng tai, viêm phổi...

"Tiêm chủng cộng đồng là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh sởi. Tất cả trẻ em nên được tiêm phòng sởi. Trẻ nên được tiêm hai liều vắc xin để đảm bảo có miễn dịch", bác sĩ Thạch nhấn mạnh. Sở Y tế khuyến khích các bệnh viện tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh sởi cho nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc người mắc sởi.

Bác sĩ Bạch Thị Chính, giám đốc y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho hay từ tháng 5-2024, khi có thông tin bệnh sởi xuất hiện trở lại và số ca sởi gia tăng tại TP.HCM và các tỉnh miền Nam, số người dân đến các trung tâm tiêm chủng VNVC tiêm vắc xin sởi tăng cao. Nhiều nhất là trẻ từ 9 tháng tuổi, trẻ tuổi học đường và phụ nữ chuẩn bị mang thai chiếm tỉ lệ cao, tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong các ngày từ 13 đến 19-8, khi có thông tin về số trẻ mắc sởi nhập tăng cao, thậm chí đã có ca tử vong, các bậc cha mẹ đã tăng cường đưa trẻ đi tiêm chủng, đặc biệt là nhóm trẻ 9 tháng tuổi. Cha mẹ trẻ, người chăm trẻ, người cao tuổi trong gia đình có bệnh lý nền như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, hen suyễn... cũng có tỉ lệ tiêm cao để bảo vệ cho bản thân và tránh lây sởi cho trẻ trong gia đình.

Hiện nay Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC với gần 200 trung tâm trên toàn quốc đang có đầy đủ các loại vắc xin chất lượng cao, số lượng lớn, chính hãng để phòng bệnh sởi cho trẻ em và người lớn.

Tuổi nào cần tiêm vắc xin sởi?

Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, vắc xin tiêm cho trẻ trong độ tuổi từ 9 tháng hoặc 12 tháng gồm vắc xin sởi đơn MVVac (Việt Nam), loại phối hợp 3 trong 1 (sởi - quai bị - rubella Priorix - Bỉ) tiêm cho trẻ từ 9 tháng, loại phối hợp sởi - quai bị - rubella MMR II (Mỹ) tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi.

Trong trường hợp có dịch sởi, theo thông tin kê toa của nhà sản xuất, vắc xin MMR II có thể tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi. Phụ nữ được chỉ định tiêm vắc xin có thành phần sởi 3 tháng trước khi mang thai để có kháng thể bảo vệ thai kỳ, tạo miễn dịch thụ động để bảo vệ cho trẻ, đặc biệt trong 9 tháng sau sinh.

Với trẻ lớn và người lớn không nhớ đã tiêm vắc xin sởi hay chưa, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm hai mũi vắc xin phối hợp sởi - quai bị - rubella cách nhau tối thiểu 1 tháng giúp phòng ngừa cùng lúc ba bệnh truyền nhiễm nguy hiểm là sởi, quai bị và rubella.

Với người đã từng tiêm đầy đủ hai mũi vắc xin sởi, khi có dịch, người dân có thể bổ sung một mũi vắc xin sởi để tăng cường kháng thể phòng bệnh. Người dân có thể đến các trung tâm tiêm chủng như VNVC để được tư vấn.

Trong chương trình tiêm chủng mở rộng, trẻ sẽ bắt đầu tiêm mũi sởi đơn lúc 9 tháng tuổi, sau đó nhắc mũi sởi - rubella (MR) lúc 18 tháng tuổi. Trường hợp có dịch sởi, trẻ có thể tiêm vắc xin có thành phần sởi sớm cách mũi sởi trước đó tối thiểu 1 tháng.

Nếu tiêm chủng dịch vụ, trẻ sẽ tiêm mũi 1 vắc xin sởi đơn hoặc sởi - quai bị - rubella (Priorix) khi tròn 9 tháng tuổi, sau đó từ 12 tháng tuổi (cách mũi vắc xin có thành phần sởi trước đó tối thiểu 1 tháng) trẻ có thể tiêm mũi 2 vắc xin phối hợp ba thành phần sởi - quai bị - rubella, và mũi 3 vắc xin phối hợp sởi - quai bị - rubella khi trẻ 4 - 6 tuổi.

Với trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn, lịch tiêm vắc xin ba thành phần sởi - quai bị - rubella là hai mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng.

Với trường hợp muốn tiêm vắc xin khi trẻ chưa được 9 tháng tuổi để phòng bệnh sớm, hiện Cục Y tế dự phòng chưa khuyến cáo tiêm chủng sớm cho trẻ trong nhóm tuổi này, do vậy các phụ huynh và thành viên trong gia đình nên chủ động tiêm ngừa để tránh mắc bệnh và lây lan sởi cho trẻ.

Hiện theo thông tin kê toa từ nhà sản xuất, vắc xin MVVAC (Việt Nam) và MMR II (Mỹ) khi có dịch có thể tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, khi trẻ 9 hoặc 12 tháng tuổi, trẻ vẫn cần hoàn thành lịch tiêm phòng cơ bản theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Diễn biến dịch sởi ở TP.HCM

* Năm 2021 - 2023: chỉ ghi nhận 1 ca.

* Từ 23-5 đến 11-8-2024: 597 ca sốt phát ban nghi sởi, xét nghiệm phát hiện 346 ca dương tính.

* TP.HCM chiếm 50% số ca sởi.

* 16 quận huyện có ca sởi, trong đó 9 quận huyện đủ điều kiện công bố dịch (có 2 ca trở lên).

* Ngày 12-8: Sở Y tế TP.HCM kiến nghị UBND TP công bố dịch sởi.

Hệ thống bảo quản vắc xin đạt chuẩn

Hệ thống tiêm chủng VNVC hiện có gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc, là đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có hệ thống hàng trăm kho lạnh và dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin đạt chuẩn GSP ở tất cả các trung tâm trên toàn quốc, trang bị đầy đủ thiết bị theo dõi nhiệt độ tự động hiện đại.

Mỗi kho lạnh được VNVC bố trí tối thiểu ba nguồn điện gồm điện lưới quốc gia, máy phát điện công suất lớn với thời gian cấp điện dự trữ lên tới 72h và hệ thống xe phát điện lưu động sẵn sàng ứng phó trong trường hợp gặp sự cố điện lưới hoặc máy phát điện.

VNVC là đơn vị tiêm chủng vắc xin đầu tiên đầu tư lớn cho hệ thống gần 40 xe lạnh vận chuyển vắc xin chuyên nghiệp, trang bị đầy đủ thiết bị tự động hiện đại và máy phát điện dự phòng tích hợp sẵn trong lồng xe nhằm giúp lưu giữ và bảo quản vắc xin trong nhiệt độ tiêu chuẩn, luân chuyển vắc xin an toàn trên toàn quốc.

Talkshow và giao lưu trực tuyến "Bệnh sởi: Hiểu để phòng và điều trị kịp thời"

Nhằm giải đáp các thắc mắc của bạn đọc cũng như tìm hiểu rõ hơn về các nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng chống sởi, báo Tuổi Trẻ tổ chức talkshow kết hợp giao lưu trực tuyến "Bệnh sởi: Hiểu để phòng và điều trị kịp thời" vào lúc 14h đến 16h ngày 21-8.

Sự kiện có sự tham gia của các khách mời: BS Vũ Quỳnh Hoa, phó trưởng Phòng nghiệp vụ y Sở Y tế TP.HCM; ThS Đinh Thị Hải Yến, trưởng khoa truyền thông - giáo dục sức khỏe Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC); BS Dư Tuấn Quy, trưởng khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1; BS CK1 Bạch Thị Chính - giám đốc y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC.

Có thể bạn quan tâm
20 sinh viên nghi ngộ độc sau khi ăn trong căng tin ký túc xá Đại học Quốc gia

20 sinh viên nghi ngộ độc sau khi ăn trong căng tin ký túc xá Đại học Quốc gia

16:50 09/05/2024

Có tổng cộng 20 sinh viên nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn tại một tòa nhà ký túc xá khu B Đại học Quốc gia TP.HCM.

Sở Y tế TP.HCM sẽ xử lý các trường hợp tuyên truyền 'anti vắc xin'

Sở Y tế TP.HCM sẽ xử lý các trường hợp tuyên truyền 'anti vắc xin'

11:30 13/08/2024

Để kiểm soát dịch sởi, Sở Y tế TPHCM đã triển khai 2 nhóm giải pháp. Đó là khẩn trương tiêm bù, tiêm bổ sung vắc xin sởi cho trẻ em từ 1-5 tuổi, nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân mắc sởi và chủ động rà soát trẻ thuộc nhóm nguy cơ.

Ca ghép thận đầu tiên thành công tại bệnh viện ở Đồng bằng sông Cửu Long

Ca ghép thận đầu tiên thành công tại bệnh viện ở Đồng bằng sông Cửu Long

12:00 09/05/2024

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho hay ca ghép thận đồng huyết thống cho người bệnh suy thận mạn đã được thực hiện thành công tại bệnh viện.

Tại sao người lại mắc cúm gia cầm H5N1 và bệnh dễ tử vong?

Tại sao người lại mắc cúm gia cầm H5N1 và bệnh dễ tử vong?

14:50 25/03/2024

Nam bệnh nhân (21 tuổi) ở Khánh Hòa đã tử vong vì mắc cúm A/H5N1 chỉ sau 12 ngày xuất hiện các triệu chứng. Tại sao bệnh này dễ tử vong đến vậy, phòng bệnh bằng cách nào?

Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ: Nước uống luôn có chất ô nhiễm

Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ: Nước uống luôn có chất ô nhiễm

09:00 06/09/2024

Lựa chọn phương pháp lọc nước phù hợp là một việc vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn nước uống tại nhà, bởi nước uống dù đã qua xử lý tại nhà máy vẫn có thể còn chứa chất ô nhiễm.

42% người lao động Việt Nam thường xuyên gặp căng thẳng

42% người lao động Việt Nam thường xuyên gặp căng thẳng

06:10 01/12/2023

Tại Việt Nam, 42% người lao động thường xuyên gặp căng thẳng.

Thiếu Máu Cục Bộ Mạc Treo: Dấu Hiệu Cảnh Báo Cần Chú Ý

Thiếu Máu Cục Bộ Mạc Treo: Dấu Hiệu Cảnh Báo Cần Chú Ý

06:50 10/07/2024

Tóm tắt Một tình trạng gây ra bởi việc cung cấp máu không đầy đủ cho ruột non dẫn đến tổn thương vĩnh viễn của ruột non. Triệu chứng Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng mới, nghiêm trọng hoặc dai dẳng, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Các triệu chứng bao gồm: Thiếu máu cục bộ mạc treo cấp tính: Đau bụng đột ngột Máu trong p...

Kê toa thuốc bất hợp lý: 'Một tiền gà, ba tiền thóc'

Kê toa thuốc bất hợp lý: 'Một tiền gà, ba tiền thóc'

08:50 23/08/2024

Đi bệnh viện, ngoài chi phí 'cứng' tiền khám và xét nghiệm, hầu hết người bệnh còn phải trả một khoản tiền lớn cho việc mua thuốc, sản phẩm hỗ trợ, thực phẩm chức năng. Nhiều toa thuốc bất hợp lý, quá nhiều món 'hỗ trợ'.

Giám đốc Bảo hiểm xã hội Hà Nội trả lời về chuyện chi bảo hiểm y tế tăng vọt

Giám đốc Bảo hiểm xã hội Hà Nội trả lời về chuyện chi bảo hiểm y tế tăng vọt

23:10 17/07/2024

Số lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng cao, nếu không có giải pháp sẽ gây nguy cơ bội chi quỹ.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới