TPO - Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra tàn tích của một ngôi đền có niên đại khoảng 2.700 năm, vào thời một vương quốc tên là Kush cai trị một khu vực rộng lớn, bao gồm cả những gì ngày nay là Sudan, Ai Cập và một phần của Trung Đông.
Các khối cổ với chữ tượng hình được phát hiện ở Sudan. |
Phần còn lại của ngôi đền được tìm thấy tại một tòa thành thời trung cổ ở Old Dongola, gần bờ sông Nile ở Sudan ngày nay. Một số khối đá của ngôi đền được trang trí bằng các hình và chữ tượng hình. Một phân tích về hình tượng và chữ viết cho thấy chúng là một phần của cấu trúc có từ nửa đầu thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên
Các nhà khảo cổ học thuộc Trung tâm Khảo cổ học Địa Trung Hải của Ba Lan tại Đại học Warsaw cho biết trong một tuyên bố, phát hiện này là một bất ngờ, vì không có phát hiện nào có niên đại cách đây 2.700 năm được biết đến tại Old Dongola.
Bên trong một số tàn tích của ngôi đền, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những mảnh chữ khắc, trong đó có một đoạn đề cập rằng ngôi đền dành riêng cho Amun-Ra của Kawa, Dawid Wieczorek, nhà Ai Cập học cộng tác với nhóm nghiên cứu, cho biết.
Amun-Ra là một vị thần được tôn thờ ở Kush và Ai Cập, còn Kawa là một địa điểm khảo cổ ở Sudan với một ngôi đền. Không rõ liệu các khối đá mới được tìm thấy là từ ngôi đền này hay một khối không còn tồn tại.
Julia Budka, giáo sư khảo cổ học tại Đại học Ludwig Maximilian ở Munich, Đức, người đã thực hiện nhiều công việc ở Sudan nhưng không tham gia vào dự án nghiên cứu này, cho biết: " Đây là một khám phá rất quan trọng và đặt ra một số câu hỏi."
Chẳng hạn, cô cho rằng có thể cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để xác định niên đại chính xác của ngôi đền. Một câu hỏi khác là liệu ngôi đền có tồn tại ở Old Dongola hay liệu phần còn lại được vận chuyển từ Kawa hay một địa điểm khác, như Gebel Barkal, một địa điểm ở Sudan có một số đền thờ và kim tự tháp. Mặc dù phát hiện này là "rất quan trọng" và "rất thú vị", nhưng "còn quá sớm để nói điều gì đó chính xác" và cần phải nghiên cứu thêm, cô nói.
Nghiên cứu tại Old Dongola đang được tiến hành dưới sự lãnh đạo của Artur Obłuski, nhà khảo cổ học tại Trung tâm Khảo cổ học Địa Trung Hải của Ba Lan.
Vào những năm 1960, nhiều di tích văn hóa quý giá được khai quật ở nhiều nơi. Hầu hết các di tích văn hóa này là do người nông dân vô tình phát hiện khi họ đang làm việc. Bảo tàng Hắc Long Giang cũng trưng bày di tích văn hóa được tìm thấy trong tình huống tương tự. Tuy nhiên, quá trình phát hiện ra món bảo vật này rất thú vị. Năm 1965, lão nông họ Phí muốn sửa lại chuồng lợn nhưng không có vật liệu nên chạy tới chỗ chân tường Thành Nam tìm...
Chân dung của xác ướp Ai Cập cổ đại chết trong lúc la hét đau đớn được hé lộ lần đầu tiên sau 3.500 năm bởi các chuyên gia phục dựng.
Lưới điện vi mô phía tây Biển Đỏ dự kiến cung cấp năng lượng sạch cho thành phố có diện tích khoảng 28.000 km2.
Một số loài cây như dương liễu, long não, cây hồng, bạch đàn… vẫn trụ vững và mọc chồi non dù từng chịu nhiều vết sẹo do sức mạnh của quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima.
Iran đã chính thức ra mắt chiến cơ không người lái mới nhất do nước này tự sản xuất vào ngày 22.8, có khả năng bay cao cùng thời gian...
Nguồn gốc bí ẩn của đồ đồng cổ được tìm thấy ở phía bắc Trung Quốc đã được giải mã qua việc phát hiện ra tàn tích của một thị trấn thời đại đồ đồng hoàn chỉnh trong khu vực.
Một vụ tai nạn chết người đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích nhắm vào các ứng dụng định vị, khi hai bác sĩ trẻ làm theo hướng dẫn do Google Maps cung cấp đã thiệt mạng sau khi lao xuống sông.
Viện Công nghệ sinh học sử dụng công nghệ giải trình tự gene thế hệ mới (NGS) nhằm xác định danh tính hài cốt liệt sĩ, người mất tích trong chiến tranh.
Nếu lỡ cài đặt bản cập nhật KB5039302 được phát hành gần đây cho Windows 11 và bị lỗi khởi động lại liên tục, bạn có thể làm gì?