Sau khi bị đuối nước, bé trai 5 tuổi ngưng tim kéo dài, hôn mê 4 ngày, may mắn trẻ đã thoát khỏi “cửa tử”.
Ngày 9-6, Bệnh viện Nhi trung ương thông tin vừa cứu sống được bé trai bị đuối nước nguy kịch, tiên lượng rất nặng nề.
Trước đó, chiều 31-5, bé C.T (5 tuổi, trú tại Hà Nội) được đưa xuống bể bơi gần nhà, chỉ vài phút sơ suất, bé bị đuối nước. Khi được phát hiện và đưa lên bờ, bé đã rơi vào tình trạng không tỉnh, tím tái, ngừng tim, ngừng thở.
Bé được dốc ngược chạy quanh bể nhưng tình trạng không cải thiện, nên được đưa đến một bệnh viện gần đó.
Tại đây, trẻ được các bác sĩ nhanh chóng hồi sức tim phổi, sau 15 phút tim trẻ mới đập trở lại. Trẻ được đặt nội khí quản và chuyển đến Bệnh viện Nhi trung ương để tiếp tục điều trị.
Khi đến Bệnh viện Nhi trung ương, trẻ vẫn trong tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp, suy tuần hoàn, tiên lượng rất nặng nề.
Tại khoa điều trị tích cực nội khoa bệnh viện, bé T. được các bác sĩ áp dụng các biện pháp hồi sức tích cực, phối hợp với liệu pháp hạ thân nhiệt chủ động để bảo vệ não.
Sau 4 ngày hôn mê, trẻ dần tỉnh lại. Hiện trẻ đã tỉnh, tự thở, tuy nhiên vẫn phải tiếp tục theo dõi lâu dài vì các di chứng thần kinh vẫn có thể xảy ra.
Theo bác sĩ Phan Hữu Phúc - viện trưởng Viện Đào tạo và Nghiên cứu Sức khoẻ Trẻ em, Bệnh viện Nhi trung ương - sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ đuối nước rất quan trọng vì nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ đuối nước là tổn thương não do thiếu oxy.
Với trường hợp của T., thời gian trẻ bị ngừng tim kéo dài, không được hồi sức tim phổi ngay do sơ cứu sai cách bằng cách dốc ngược chạy.
Song, may mắn là nơi trẻ gặp nạn gần cơ sở y tế. Bên cạnh việc hồi sức tích cực cho trẻ tại Bệnh viện Nhi trung ương, một phần rất lớn quyết định thành công của ca bệnh này đó chính là trẻ đã được cấp cứu ngừng tuần hoàn hiệu quả ở tuyến trước.
Theo thống kê của bệnh viện, trong những năm qua cũng đã tiếp nhận hàng trăm bệnh nhi nặng và nguy kịch vì đuối nước. Chỉ tính riêng trong 6 ngày từ 30-5 đến 4-6 bệnh viện đã tiếp nhận 7 trẻ nguy kịch do đuối nước. Trong số này, có 3 trẻ ngừng tim kéo dài và 4 trẻ suy hô hấp nguy kịch.
Điều đáng nói, trong số 7 trẻ chỉ có duy nhất 1 trẻ được hồi sức ban đầu đúng cách, các trường hợp còn lại đều được cấp cứu sai cách. Nhiều trường hợp dù không tỉnh, không thở nhưng vẫn không được cấp cứu ngừng tim ngay, thay vào đó là bế dốc chạy vòng quanh, làm chậm trễ cấp cứu.
Điều đáng nói, nhiều người nghĩ rằng khi trẻ đuối nước cần dốc ngược trẻ lên vai rồi chạy để đưa nước ra ngoài, nhưng điều này hoàn toàn sai lầm.
Các bác sĩ khuyến cáo những việc nên tránh khi cấp cứu trẻ đuối nước:
- Không được dốc ngược trẻ lên vai rồi chạy làm cho các dịch ở dạ dày trào ngược hít vào đường thở và làm chậm trễ hồi sức tim phổi (ép tim/thổi ngạt) làm mất thời gian vàng để cấp cứu trẻ
- Không được ngừng hồi sức tim phổi nếu trẻ chưa có nhịp thở
- Khi ép tim ngoài lồng ngực, không ấn ngực quá mạnh sẽ gây gãy xương sườn, đụng dập phổi.
- Cần đưa tất cả trẻ bị đuối nước đến các cơ sở y tế để tiếp tục kiểm tra và theo dõi các biến chứng sau đuối nước.
- Người cứu không biết bơi nhưng lại cố gắng nhảy xuống nước gây nguy hiểm tính mạng.
Tóm tắt Viêm ruột do xạ trị. Điều này có thể gây buồn nôn, nôn mửa, chuột rút dạ dày, chảy máu trực tràng và tiêu chảy có thể kéo dài trong vài tuần đến vài tháng ngay cả sau khi điều trị hoàn tất. Triệu chứng Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng mới, nghiêm trọng hoặc dai dẳng, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Các triệu chứ...
Ngày 12-7, Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang cho biết vừa kịp thời cứu một cụ ông bị rơi nắp chai dầu trong cổ.
Bệnh viện Da liễu TP.HCM vừa tiếp nhận 2 trường hợp bị áp xe vùng mặt sau căng chỉ trên da mặt để trẻ hóa da.
Tóm tắt Một bệnh ký sinh trùng do muỗi gây ra. Điều này gây sốt cao, ớn lạnh nghiêm trọng và đổ mồ hôi. Triệu chứng Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng mới, nghiêm trọng hoặc dai dẳng, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Các triệu chứng thường gặp bao gồm: Sốt cao Lắc ớn lạnh có thể dao động từ trung bình đến nặng Đổ mồ hôi nh...
bài viết này cung cấp thông tin về ung thư thực quản, một loại khối u xảy ra trong ống kết nối từ cổ họng đến dạ dày. bài viết nêu lên các triệu chứng, nguyên nhân, phương pháp điều trị và các câu hỏi để hỏi bác sĩ của bệnh nhân. bài viết cũng có các liên kết đến các nguồn tham khảo khác.
Một trọng tài người Pakistan bị nhồi máu cơ tim cấp trong khi đang ở Đà Nẵng để điều hành một giải đấu.
Sau thời gian Bệnh viện Mắt trung ương gặp nhiều khó khăn về nhân sự, thiếu thuốc men, Bộ Y tế đã quyết định điều chuyển lãnh đạo từ Bộ Y tế về điều hành.
Giữa năm 2023, chị L. (45 tuổi, trú tại Hà Nội) phát hiện một đốm đen nhỏ ở bàn chân, nghĩ đó là nốt ruồi bình thường nên chị không quan tâm. Nhưng đốm đen này ngày càng lớn dần, qua kiểm tra bác sĩ chẩn đoán chị mắc ung thư tế bào hắc tố.
bài viết này giới thiệu về các đốm tuổi, một hiện tượng da liễu thường gặp ở người lớn tuổi do tiếp xúc với tia uv. bài viết cung cấp các triệu chứng, nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và các tùy chọn điều trị cho các đốm tuổi, cũng như các liên kết để tìm hiểu thêm và hỏi bác sĩ.