Niềm vui mang tên 'đưa con đi tiêm chủng' của ông bố đơn thân

09:40 06/08/2023

Tôi là bố đơn thân, lại đi làm xa nhà. Tôi nhớ những ngày đầu mới có con, má tôi đảm nhận nhiệm vụ chính trong việc chăm bé, nhưng tôi vẫn đều đặn về Quảng Nam thăm con, nhất là những ngày con đi tiêm chủng.

Hai bố con tôi với nụ cười hoan hỷ trong những dịp bên nhau - Ảnh: L.Đ.L.

Ngoài nội của con thì tôi còn nhờ một người hàng xóm phụ chăm, chia "ca" để cả hai người có đủ sức khỏe "phục vụ" cho một bạn nhỏ từ 0 - 12 tháng tuổi với khá nhiều đòi hỏi về vệ sinh, ăn uống.

Cách con hơn 1.000km, từ Sài Gòn tôi vẫn đều đặn về Quảng Nam thăm bạn nhỏ trong suốt thời gian bé từ 1-3 tuổi. Đặc biệt, việc đi tiêm chủng, lịch đi tiêm đủ mũi cho con, tôi là người phụ trách.

Khi làm bố, tôi thuộc lòng quy trình tiêm cho trẻ: vắc xin viêm gan B và phòng lao tiêm ngay sau sinh, càng sớm càng tốt trong 24 giờ.

Từ 2-6 tháng thì tiêm 3 mũi phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván; 6-12 tháng tuổi tiêm vắc xin cúm, sởi (khi con đủ 9 tháng tuổi); rồi trong khoảng 18 tháng tuổi tiêm nhắc viêm gan B, bạch hầu - ho gà - uốn ván, tiêm mũi 2 vắc xin sởi…

Má tôi bảo thời nay việc bảo vệ trẻ nhờ vắc xin kỹ lưỡng hơn thời của tôi, thế hệ 8X đời đầu vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Tôi nhớ nhất những lần đưa con đi tiêm, thường cô y tá trong trạm y tế xã sẽ nhắn tin vào group của nhóm phụ huynh có trẻ trong cùng độ tuổi để nhắc ngày. Tôi từ TP.HCM bay về trước vài ngày, trước để thăm con, sau là đưa con đi tiêm. Có niềm hạnh phúc khi được đưa con đi tiêm chủng, rất khó tả.

Trong dịp con đi tiêm chủng lúc 1 tuổi - Ảnh: L.Đ.L.

Cô y tá dặn không nên cho bé ăn quá no hoặc quá đói khi tiêm, và đặc biệt là nhiệt độ của trẻ trong ngày đi tiêm khá quan trọng. Nếu bé bị sốt thì sẽ không tiêm được, phải hẹn lại nên trước ngày tiêm bao giờ cũng là ngày hồi hộp.

Tất nhiên, sau tiêm cũng… hồi hộp không kém. Có những mũi tiêm trẻ sẽ phản ứng, nóng sốt cao, phải theo dõi xuyên suốt. Con tôi cũng không ngoại lệ, có những mũi tiêm như vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản (lúc con 1 tuổi), sau đó tiêm mũi 2 sau 1 tuần của mũi 1, con tôi bị sốt nên biếng ăn, khóc nhiều.

Tôi và má canh suốt cả đêm, vừa đo nhiệt độ, vừa cho con bú sữa, dùng khăn ướt để tản nhiệt…

Làm bố làm mẹ ai cũng muốn chịu đau thay con nhưng không thể. Và quan trọng hơn, con là cơ thể độc lập, để trẻ có thể vững vàng, khỏe mạnh thì phải trải qua quá trình rèn luyện, trước tiên với quy trình tiêm vắc xin từ 0 đến 5-6 tuổi.

Cơ thể trẻ sẽ phản ứng lại với những vi rút có thể gây bệnh hiểm nghèo để có kháng thể, từ đó khỏe mạnh, ngừa bệnh tật về sau.

Mỗi đứa trẻ như một mầm non, không chỉ được chăm sóc mà còn cần hình thành khả năng tự bảo vệ. Nếu không trải qua "khó khăn" từ những đợt nóng sốt, phản ứng với vắc xin thì trẻ sao khỏe mạnh được?

Từ tiêm vắc xin cho con tôi nghĩ đến triết lý dạy con, con rất cần trải nghiệm khó khăn một chút để có thể chịu đựng được mọi thử thách từ cuộc sống.

Nhìn con lớn khỏe mạnh mỗi ngày, cá nhân người làm bố như tôi rất hạnh phúc. Cảm ơn vắc xin phòng bệnh mà con được thụ hưởng miễn phí từ chương trình chăm sóc cho trẻ. Cảm ơn những người tạo ra vắc xin và cả những nhân viên y tế ở quê mình đã nhiệt tình hướng dẫn, nhắc lịch tiêm để tôi được có cơ hội đồng hành cùng con qua từng mũi tiêm.

Chàng trai của tôi đã 5 tuổi, đã tiêm đủ các mũi vắc xin, từ sởi, quai bị, rubella, lao, uốn ván, ho gà… Những mũi vắc xin gây nóng sốt cho con đã giúp bảo vệ con.

Sau này, khi con gặp khó khăn, tôi sẽ nói về triết lý vắc xin cho con, rằng con hãy chấp nhận và chịu đựng, tư duy tích cực và vượt qua để có đề kháng mạnh mẽ trước gió dông…

Tiêm ngừa - Chuyện chưa kể

Báo Tuổi Trẻ với sự đồng hành của Hệ thống tiêm chủng VNVC đang tổ chức cuộc thi viết "Tiêm ngừa - Chuyện chưa kể". Đây là cơ hội để mọi người chia sẻ câu chuyện của mình, truyền cảm hứng và nâng cao ý thức về tầm quan trọng của tiêm chủng trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Ban tổ chức cho biết cuộc thi mở cho tất cả mọi người từ 6 tuổi trở lên, không giới hạn quốc tịch hay nghề nghiệp. Cán bộ, nhân viên báo Tuổi Trẻ và Công ty cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC) được phép viết bài để hưởng ứng cuộc thi nhưng không được chấm giải.

Đơn vị đồng hành nhận thấy có nhiều bạn đọc quan tâm đến cuộc thi, đặc biệt là cán bộ nhân viên của VNVC và báo Tuổi Trẻ đã hưởng ứng tham gia tích cực.

Đơn vị đồng hành quyết định trao tặng 2 phần quà nhằm khích lệ tinh thần tham dự của các cán bộ nhân viên tham gia tích cực hưởng ứng cuộc thi viết, trong đó có 1 phần quà dành cho cán bộ nhân viên của VNVC và 1 phần quà dành cho cán bộ nhân viên của báo Tuổi Trẻ.

Về dung lượng, tác phẩm dự thi là bài viết ngắn bằng tiếng Việt, tối đa 800 từ, khuyến khích tác phẩm có hình ảnh, chùm ảnh hoặc video clip minh họa.

Nội dung là một câu chuyện liên quan đến chủ đề "tiêm chủng" và tầm quan trọng của tiêm chủng trong việc duy trì, nâng cao sức khỏe cộng đồng, như kỷ niệm đẹp về tiêm chủng của bạn hoặc người thân;

Kỷ niệm về việc bạn đã cân nhắc lý do và đưa ra quyết định tiêm chủng; Cảm nhận và trải nghiệm cá nhân trong, sau khi tiêm chủng hoặc những ảnh hưởng của tiêm chủng đối với cuộc sống cá nhân và cộng đồng xung quanh.

Người tham gia có hai cách để nộp bài viết dự thi: Gửi email đến địa chỉ tiemngua@tuoitre.com.vn. Trong email, cần cung cấp thông tin cá nhân đầy đủ: tên, tuổi, quốc gia, địa chỉ email, số tài khoản và số điện thoại liên lạc; Hoặc vào chuyên trang của cuộc thi ở địa chỉ tuoitre.vn, sau đó điền thông tin và tải file chứa bài dự thi theo yêu cầu.

Những tác phẩm dự thi tốt sẽ được ban tổ chức chọn lựa, đăng tải trên các ấn phẩm của Tuổi Trẻ (bài được chọn đăng không đồng nghĩa là bài sẽ đoạt giải). Thời gian nhận bài viết: Ngày 10-6 đến 30-7-2023, bất kỳ tác phẩm nào gửi sau thời hạn này 30-7-2023 sẽ không được xem xét.

Các tác phẩm dự thi sẽ được đánh giá bởi ban giám khảo gồm các chuyên gia y tế, nhà báo, nhân vật có tầm ảnh hưởng xã hội.

Giải thưởng gồm 2 giải đặc biệt trị giá 30 triệu đồng/giải; 10 giải nhất trị giá 10 triệu đồng/giải; 15 giải nhì (5 triệu đồng/giải); 20 giải ba và 100 giải khuyến khích.

Có một niềm vui mang tên "đưa con đi tiêm chủng" - Ảnh 4.
Có thể bạn quan tâm
Người đàn ông nguy kịch sau khi ăn thịt heo chết

Người đàn ông nguy kịch sau khi ăn thịt heo chết

02:10 04/06/2024

Sau khi ăn thịt heo chết nấu chín, một người đàn ông ở Lào Cai bị nôn nhiều, tiêu chảy và nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, tiên lượng tử vong cao.

Phát hiện chất gây ung thư hàm lượng cao trong một số loại kem trị mụn

Phát hiện chất gây ung thư hàm lượng cao trong một số loại kem trị mụn

10:20 07/03/2024

Không chỉ có trong kem trị mụn, benzene còn có thể rò rỉ ra bên ngoài bao bì, dẫn tới nguy cơ hít phải chất gây ung thư này.

Campuchia tiêm phòng HPV miễn phí cho trẻ em gái 9 tuổi

Campuchia tiêm phòng HPV miễn phí cho trẻ em gái 9 tuổi

05:00 29/04/2024

Theo cơ quan y tế Campuchia, khoảng 99% bé gái Campuchia 9 tuổi nằm trong diện tiêm chủng đã được tiêm phòng HPV trước cuối năm nay.

Dọn dẹp trước nhà. một phụ nữ bị ong bắp cày đốt ngất xỉu

Dọn dẹp trước nhà. một phụ nữ bị ong bắp cày đốt ngất xỉu

20:10 07/08/2023

Dọn dẹp hàng cây trước nhà, một phụ nữ bị ong bắp cày đốt, lập tức có các phản ứng sốc phản vệ rồi ngất xỉu, được đưa đi cấp cứu.

Tại sao người dân tỉnh này sang tỉnh khác khám chữa bệnh không được trả đủ phí?

Tại sao người dân tỉnh này sang tỉnh khác khám chữa bệnh không được trả đủ phí?

17:00 28/02/2024

Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, hiện nay người dân khám chữa bệnh bảo hiểm y tế khác tỉnh nơi cư trú sẽ không được trả đủ phí. Vụ Bảo hiểm (Bộ Y tế) cho hay đây là quy định nhằm đảm bảo phân tuyến chuyên môn, tránh tình trạng quá tải.

Bé gái 8 tuổi đột quỵ may mắn được cứu sống

Bé gái 8 tuổi đột quỵ may mắn được cứu sống

18:00 05/05/2023

Sau khi tắm xong, bé gái 8 tuổi (trú tại tỉnh Phú Thọ) có biểu hiện không thể tự mặc quần áo, co giật. Gia đình nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế và được chẩn đoán đột quỵ, may mắn trẻ được cấp cứu kịp thời.

TP.HCM: 8 người tiếp xúc gần ca mắc đậu mùa khỉ, bệnh nhân chỉ ở Việt Nam

TP.HCM: 8 người tiếp xúc gần ca mắc đậu mùa khỉ, bệnh nhân chỉ ở Việt Nam

22:30 25/09/2023

Tối 25-9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM thông tin nam bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh đậu mùa khỉ đang tạm trú tại TP.HCM. Một người ở Bình Dương tiếp xúc gần với bệnh nhân này cũng đã mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Muỗi gây sốt xuất huyết xuất hiện ở nhiều nước châu Âu

Muỗi gây sốt xuất huyết xuất hiện ở nhiều nước châu Âu

05:20 24/12/2023

Theo WHO, hiện tượng El Nino và biến đổi khí hậu đã tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi ở nhiều quốc gia châu Âu chưa từng ghi nhận sốt xuất huyết.

Điều gì xảy ra với người sống sót sau khi bị sét đánh?

Điều gì xảy ra với người sống sót sau khi bị sét đánh?

05:40 07/06/2024

Có người phải học đọc, viết lại từ đầu sau khi bị sét đánh. Cũng có người bỗng trở nên 'siêu chịu lạnh' sau khi thoát khỏi 'thiên lôi'.

Co loi xay ra
Co loi xay ra