Theo Sở Y tế TP.HCM, dự kiến vắc xin sốt xuất huyết vừa được Bộ Y tế phê duyệt sẽ có mặt tại một số trung tâm tiêm chủng từ tháng 9-2024.
Ngày 17-5, theo Sở Y tế TP.HCM, dự kiến vắc xin sốt xuất huyết vừa được Bộ Y tế phê duyệt sẽ có mặt tại một số trung tâm tiêm chủng trong nước bắt đầu từ tháng 9-2024.
Vắc xin ngừa sốt xuất huyết do Takeda sản xuất (vắc xin Qdenga), được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam từ ngày 15-5. Đây là vắc xin ngừa sốt xuất huyết đầu tiên được lưu hành tại Việt Nam.
Dự kiến vắc xin sốt xuất huyết vừa được phê duyệt sẽ có mặt tại một số trung tâm tiêm chủng trong nước bắt đầu từ tháng 9-2024.
Đến nay, vắc xin do Takeda sản xuất đã được phê duyệt ở hơn 30 quốc gia, bao gồm Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh, Brazil, Argentina, Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Vắc xin cũng đã được phê duyệt và sử dụng cho chương trình tiêm chủng quốc gia tại Brazil và Argentina.
Cũng theo Sở Y tế, vắc xin Qdenga được phát triển và sản xuất bởi Takeda Pharmaceutical Company Limited, một công ty dược phẩm đa quốc gia có trụ sở chính tại Nhật Bản.
Takeda là một trong những công ty dược phẩm lớn nhất thế giới, với lịch sử hoạt động kéo dài hơn 200 năm. Công ty này tập trung vào nghiên cứu, phát triển, sản xuất và tiếp thị các sản phẩm dược phẩm, vắc xin và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe khác.
Quá trình phát triển vắc xin Qdenga bắt đầu từ năm 2010, và vắc xin đã trải qua nhiều giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trước khi được phê duyệt. Vắc xin Qdenga đã được Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Sản phẩm Chăm sóc Sức khỏe Hoa Kỳ (FDA) xem xét ưu tiên và được Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) đánh giá.
Việc Takeda phát triển thành công vắc xin Qdenga đã đóng góp đáng kể vào nỗ lực toàn cầu trong việc phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết, một bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra đang ảnh hưởng đến nhiều khu vực trên thế giới.
Theo thông tin của nhà sản xuất, vắc xin Qdenga (vắc xin ngừa bệnh sốt xuất huyết Dengue) có thể bảo vệ chống lại cả bốn type huyết thanh của vi rút dengue (DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4).
Vắc xin này được chỉ định để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ở những người từ 4 tuổi trở lên, đặc biệt ở những khu vực có bệnh sốt xuất huyết lưu hành mà không cần xét nghiệm để xác định tình trạng nhiễm hay không nhiễm với siêu vi Dengue trước đó.
Lịch tiêm gồm 2 liều, cách nhau 3 tháng. Hiệu lực lâm sàng của Qdenga đã được đánh giá qua các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng pha 3, mù đôi, ngẫu nhiên đối chứng với giả dược được thực hiện tại nhiều quốc gia là trên 80% và thời gian bảo vệ lên đến 4,5 năm sau liều thứ 2.
Tuy nhiên, liều nhắc lại để tăng cường miễn dịch chưa được khuyến cáo. Sau khi tiêm, một số người có thể gặp phải các tác dụng phụ nhẹ như đau, sưng tại chỗ tiêm và sốt nhẹ.
Như vậy để phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue bên cạnh các biện pháp phòng ngừa bằng kiểm soát véc tơ truyền bệnh là diệt muỗi, liệt lăng quăng, bọ gậy… còn có thêm "vũ khí mới" là vắc xin Qdenga.
Tuy nhiên để kéo giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh sốt xuất huyết Dengue theo Sở Y tế TP.HCM cần tiếp tục duy trì và đẩy mạnh các biện pháp đang thực hiện như nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị và chăm sóc ở tất cả các tuyến y tế và kiểm soát véc tơ truyền bệnh như diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy.
Gia đình của 5 công nhân chết vì bụi phổi ở Nghệ An đã được công ty sản xuất bột đá bồi thường hơn 500 triệu đồng.
TP.HCM họp chống 'cát tặc' vùng Cần Giờ; 14 bác sĩ 'chi viện' ra xã đảo Thạnh An; giá heo hơi lại giảm.
Lựa chọn phương pháp lọc nước phù hợp là một việc vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn nước uống tại nhà, bởi nước uống dù đã qua xử lý tại nhà máy vẫn có thể còn chứa chất ô nhiễm.
Dù được bác sĩ Trung tâm Y tế TP Phú Quốc tận tình cứu chữa nhưng sản phụ M. bị băng huyết nặng, hôn mê sâu, tụt huyết áp, nên đã tử vong.
Tình trạng dồn ứ giao thông, thường xuyên kẹt xe trước cổng số 2 Bệnh viện Mắt đường Nguyễn Thông (quận 3, TP.HCM) khiến người bệnh than phiền khó khăn vất vả khi đón taxi.
Trung tâm y tế TP Bảo Lộc ghi nhận người đàn ông 62 tuổi tử vong do sốt xuất huyết, là người thứ hai trên địa bàn chết do bệnh này trong vòng hai tháng.
Độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu tại TP.HCM là 30,4 tuổi, dẫn đến có con trễ. Do vậy, nhiều người có xu hướng trữ trứng để sau này sinh con.
Trước vấn đề nợ lương kéo dài gây bức xúc cho đội ngũ Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Quảng Nam, tỉnh này phải cấp ngân sách 7 tỉ đồng giải cứu.
Ngày 13.7, tin từ Trung tâm Y tế huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông ) cho biết, đơn vị đang điều trị vết thương bị nhiễm trùng nặng cho bệnh...