Theo thông cáo báo chí từ Văn phòng Ngoại trưởng Australia, ngày 8/8, Ngoại trưởng Penny Wong tới Cộng hòa Fiji để tham dự Hội nghị ngoại trưởng Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương (PIF).
Ngoại trưởng Australia làm một việc lần thứ 5 trong nhiệm kỳ để tỏ tấm lòng thành với Fiji và 'gia đình Thái Bình Dương' |
Bức ảnh chụp Ngoại trưởng Australia Penny Wong (giữa) cùng Thủ tướng Fiji Sitivenu Rabuka được hãng tin Fiji Village đăng tải ngày 8/8. |
Trong thông cáo trên trang web chính thức của Ngoại trưởng Australia, bà nhấn mạnh, đây là chuyến thăm thứ 5 của bà trong vai trò người đứng đầu Bộ Ngọai giao Australia tới Fiji, thể hiện sự coi trọng của chính phủ Australia đối với mối quan hệ sâu sắc và lâu dài với Fiji cũng như “gia đình Thái Bình Dương” rộng lớn.
Tin liên quan |
Australia lập bản đồ dưới đáy đại dương Australia lập bản đồ dưới đáy đại dương |
Thông cáo nhấn mạnh, việc Ngoại trưởng Penny Wong tham dự Hội nghị ngoại trưởng PIF là cơ hội để trao đổi ý tưởng và làm việc với những người đồng cấp trong khu vực Thái Bình Dương nhằm ứng phó với những thách thức chung, bao gồm biến đổi khí hậu, an ninh khu vực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Theo bà, Australia chia sẻ tầm nhìn về một khu vực hòa bình, ổn định, thịnh vượng và thống nhất, lấy Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương làm trung tâm, đồng thời sẽ cùng các đối tác thực hiện Chiến lược năm 2050 cho Lục địa Thái Bình Dương Xanh, nhằm thúc đẩy một Thái Bình Dương kết nối và kiên cường hơn.
Bên cạnh đó, Australia cũng sẽ thảo luận với các đối tác về nỗ lực tổ chức Hội nghị về Biến đổi Khí hậu COP31 với sự hợp tác của các quốc đảo Thái Bình Dương với mục tiêu là hướng sự chú ý của thế giới đến tác động tức thời của cuộc khủng hoảng khí hậu đối với khu vực và đẩy nhanh hành động toàn cầu.
Đại sứ Australia phụ trách các dân tộc bản địa Justin Mohamed sẽ lần đầu tiên đi cùng với Ngoại trưởng Penny Wong tới Hội nghị ngoại trưởng PIF, nêu bật quan điểm của các dân tộc bản địa trong sự can dự của Australia và làm sâu sắc thêm mối quan hệ với “gia đình PIF”.
Ngày 29/7, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) đã lên án mạnh mẽ cuộc đảo chính quân sự hôm 25/7 ở Niger nhằm lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum.
Lực lượng Houthi ở Yemen thông báo đã hoãn việc trả tự do cho khoảng 100 tù nhân thuộc lực lượng chính phủ, dự kiến diễn ra vào ngày 25/5.
Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, tình hình Trung Đông, Thủ tướng Ấn Độ thăm Brunei, Thủ tướng New Zealand thăm Hàn Quốc, thay đổi trong đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền Nhật Bản... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.
Ông Biden chỉ trích hành động 'bạo lực tình dục' của các tay súng Hamas nhắm vào phụ nữ, trẻ em gái trong cuộc đột kích Israel hôm 7/10.
Ngày 27/6, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về kết quả chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF Đại Liên 2024) và làm việc tại Trung Quốc.
Theo thông báo của Ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Albares ngày 8/9, ứng cử viên đối lập tranh cử tổng thống Venezuela, Edmundo Gonzalez Urrutia đang trên đường tới quốc gia châu Âu này.
Ngày 28/8, Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Ali Yerlikaya thông báo, cảnh sát đã bắt giữ 20 người tại 11 tỉnh vì nghi ngờ liên quan đến phong trào Fethullah Gülen, một nhóm tôn giáo bị Ankara coi là 'tổ chức khủng bố'.
Mỹ nhiều thập kỷ qua chuyển cho Israel nhiều loại vũ khí sát thương như bom, đạn pháo, nhưng đang đe dọa cắt dòng viện trợ này vì chiến sự Gaza.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu cho biết sản lượng đạn pháo của nước này đã tăng gần 2,5 lần khi Moskva chạy đua tái vũ trang cho cuộc xung đột ở Ukraine.