Tin thế giới 4/9: Cảnh báo 'sấm sét' từ Nga đối với Ukraine, cơn sốt BRICS lan tới NATO, Mỹ dần mất kiên nhẫn với Israel?

20:00 04/09/2024

Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, tình hình Trung Đông, Thủ tướng Ấn Độ thăm Brunei, Thủ tướng New Zealand thăm Hàn Quốc, thay đổi trong đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền Nhật Bản... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Tin thế giới 4/9: Cảnh báo 'sấm sét' từ Nga đối với Ukraine, cơn sốt BRICS lan tới NATO, Mỹ dần mất kiên nhẫn với Israel?
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải) và Quốc vương Brunei Haji Hassanal Bolkiah tại thủ đô Bandar Seri Begawan ngày 4/9. (Nguồn: X)

Châu Âu

* Nga cảnh báo đáp trả đau đớn nếu Ukraine tấn công tầm xa: Ngày 4/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, tình hình trên mặt trận đang xấu đi nhanh chóng đối với quân đội Ukraine, trong khi Kiev và các đồng minh phương Tây "vẫn ám ảnh với ý tưởng gây ra một thất bại chiến lược" cho Moscow.

Theo bà, đó là lý do tại sao Kiev đang tìm cách yêu cầu phương Tây dỡ bỏ các hạn chế đối với các cuộc tấn công bằng vũ khí tầm xa vào Nga mà không tính đến tình hình thực tế và "không quan tâm đến bất kỳ ai ở Ukraine, bao gồm cả dân thường và những người bị buộc phải gia nhập quân đội".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cảnh báo phương Tây và Ukraine rằng, Moscow sẽ đáp trả ngay lập tức và “vô cùng đau đớn” trong trường hợp Kiev tấn công tầm xa vào lãnh thổ Nga. (TASS, Reuters)

Tin liên quan
Những
Những 'gam màu' xung đột vũ trang trong 20 năm qua

* Nga tấn công các thành phố Lvov, Poltava: Sáng sớm 4/9, thị trưởng Lvov Andriy Sadovy cho biết, Nga đã tiến hành cuộc tập kích vào thành phố Lvov, miền Tây Ukraine, khiến 7 người thiệt mạng.

Trước đó, đêm 3/9, một cuộc tấn công nhằm vào trung tâm huấn luyện tại thành phố Poltava, miền Trung Ukraine, cũng đã gây nhiều thương vong cho binh sĩ Ukraine, với khoảng 51 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương.

Sau các vụ tấn công, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kêu gọi các đồng minh hỗ trợ phòng không và ủng hộ đề xuất cho phép tấn công tầm xa vào lãnh thổ Nga. (Reuters, TASS)

* Nga coi nhẹ lệnh bắt giữ Tổng thống Vladimir Putin của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC). Theo người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov, lệnh bắt giữ của ICC sẽ không thể giới hạn được những hoạt động tiếp xúc của ông Putin với các quốc gia quan tâm đến mục tiêu phát triển quan hệ với Nga.

Phát biểu trước báo giới, ông Peskov nhấn mạnh: “Đa số trên toàn cầu có tầm nhìn rộng lớn hơn về triển vọng hợp tác quốc tế so với con mắt của ICC”.

Ngày 3/9, Tổng thống Nga Putin đã có chuyến thăm Mông Cổ, quốc gia thành viên của Quy chế Rome - Hiệp ước sáng lập của ICC, quy định các nước thành viên chấp hành lệnh bắt giữ của ICC. Việc Mông Cổ không thực hiện lệnh bắt giữ của ICC đã khiến Liên minh châu Âu (EU) và Ukraine nổi giận. (TASS)

* Hàng loạt quan chức Ukraine từ chức: Ngày 4/9, Ngoại trưởng Dmitry Kuleba đã đệ đơn xin từ chức lên Quốc hội nước này. Trước đó cùng ngày, ít nhất 6 quan chức, bao gồm 3 phó thủ tướng và các bộ trưởng trong Nội các, cũng đã nộp đơn xin từ chức.

Đây là sự thay đổi Nội các Ukraine quy mô lớn trong bối cảnh cuộc xung đột ở nước này đang có những thay đổi đáng chú ý trên thực địa. Tổng thống Volodymyr Zelensky và các đồng minh chính trị của ông có thể bổ nhiệm những người mới để hoàn thiện chính phủ trước khi ông thăm Mỹ trong tháng này.

Nga nhận định, động thái này không làm ảnh hưởng đến triển vọng về các cuộc đàm phán hòa bình giữa nước này và Ukraine. (Reuters)

* Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu (BRICS), theo lời người phát ngôn đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền tại Thổ Nhĩ Kỳ Omer Celik.

Theo ông Celik, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa có bước đi cụ thể nào nhằm hướng tới việc gia nhập BRICS, song "quá trình đang được tiến hành".

Liên quan BRICS, Hội nghị thượng đỉnh của khối BRICS sẽ diễn ra từ 22-24/10 ở Kazan, Nga. Lãnh đạo của 36 quốc gia từ các khu vực khác nhau đã được mời tham dự, trong đó có 18 nhà lãnh đạo đã xác nhận tham gia sự kiện này.

Tổng thống Putin có kế hoạch gặp song phương Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề sự kiện. (Bloomberg, AFP)

* Ireland công bố thông tin về gần 2.400 vụ lạm dụng tại những trường học do các giáo đoàn điều hành trong nhiều thập kỷ.

Theo báo cáo điều tra, cơ quan chức năng đã phát hiện 2.395 cáo buộc lạm dụng tình dục, liên quan 884 đối tượng tại hơn 300 trường học trên toàn quốc do các giáo đoàn điều hành. Các cáo buộc lạm dụng đã có từ những năm 1970, với khoảng 50% các đối tượng tình nghi được cho là đã mất.

Bộ trưởng Giáo dục Ireland Norma Foley cho biết, đây là lần đầu tiên quy mô của các vụ lạm dụng được tiết lộ và điều đó “thực sự gây sốc”.

Châu Á-Thái Bình Dương

* Thủ tướng Ấn Độ thăm Brunei, nâng cấp quan hệ song phương: Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Quốc vương Brunei Haji Hassanal Bolkiah đã nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Tăng cường sau 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Trong cuộc gặp tại thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei, hai nhà lãnh đạo cam kết mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực, bao gồm quốc phòng, thương mại, đầu tư, an ninh lương thực, giáo dục, năng lượng, công nghệ vũ trụ và y tế.

Hai bên cũng nhất trí thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực mới như công nghệ thông tin, công nghệ tài chính, an ninh mạng và năng lượng tái tạo.

Về vấn đề khu vực, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định và tự do hàng hải ở Biển Đông, đồng thời lên án mạnh mẽ chủ nghĩa khủng bố và kêu gọi các quốc gia hợp tác loại bỏ mối đe dọa này.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Ấn Độ và Brunei cam kết tăng cường nỗ lực giảm thiểu tác động, phù hợp với Thỏa thuận Paris. Quốc vương Haji Hassanal Bolkiah cũng đánh giá cao sự hỗ trợ của Ấn Độ đối với nỗ lực của Brunei đăng cai tổ chức Trung tâm Biến đổi khí hậu của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). (The Indian Express)

* Hợp tác 3 bên Hàn-Mỹ-Nhật sẽ tiếp tục phát triển sau các cuộc bầu cử sắp tới ở Washington và Tokyo, theo lời Ngoại trưởng Hàn Quốc Cho Tae Yul ngày 4/9.

Phát biểu tại một sự kiện, ông Cho Tae Yul nhấn mạnh, mối quan hệ hợp tác Hàn-Mỹ-Nhật đóng vai trò quan trọng bên cạnh liên minh Hàn-Mỹ, đồng thời kêu gọi quốc hội và cộng đồng doanh nghiệp của ba nước đóng vai trò tích cực nhằm thúc đẩy hơn nữa khuôn khổ hợp tác ba bên. (Yonhap)

* Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon thăm Hàn Quốc và có cuộc hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Yoon Suk Yeol vào ngày 4/9.

Tại cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về những biện pháp mở rộng quan hệ trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, an ninh và công nghệ, đồng thời cam kết hợp tác trong các vấn đề khu vực và quốc tế để nâng cấp quan hệ song phương lên “Đối tác chiến lược toàn diện”.

Hai bên cũng bày tỏ phản đối việc Triều Tiên tiếp tục phát triển hạt nhân và tên lửa, cũng như mối quan hệ quân sự ngày càng chặt chẽ với Nga. (Yonhap)

* Thay đổi trong đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền Nhật Bản: Ngày 3/9, phái do Thủ tướng Kishida Fumio lãnh đạo trước đây trong LDP đã trình Bộ trưởng Nội vụ thông báo giải thể với tư cách là một nhóm chính trị.

Đây là phái thứ hai của LDP tự giải thể sau phái do Chủ tịch Hội đồng chung LDP Hiroshi Moriyama đứng đầu.

Trong số những người đứng đầu các phái khác trong LDP, Tổng thư ký Motegi Toshimitsu đã phát biểu tại một cuộc họp báo rằng, ông cũng đang nhanh chóng thúc đẩy các thủ tục để giải tán phái mà ông lãnh đạo.

Ông Motegi cũng cho biết sẽ tranh cử chức lãnh đạo đảng trong cuộc bầu cử vào ngày 27/9, trở thành ứng cử viên thứ năm tham gia cuộc đua kế nhiệm Thủ tướng Kishida. (Kyodo)

* Nhật-Hàn sẽ ký kết thỏa thuận hợp tác sơ tán công dân trong trường hợp khẩn cấp tại nước thứ ba trong cuộc gặp thượng đỉnh song phương vào cuối tuần này giữa Thủ tướng Kishida với Tổng thống Yoon Suk Yeol ở Seoul.

Đây sẽ là lần đầu tiên Nhật Bản ký kết biên bản ghi nhớ với một quốc gia về sơ tán công dân, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chia sẻ thông tin và hợp tác giữa các bộ phận lãnh sự. Thủ tướng Kishida sẽ công du Hàn Quốc từ 6-7/9. (Yonhap)

* Nhà vua Thái Lan phê chuẩn Nội các mới của Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra, với 6 vị trí Phó Thủ tướng.

Trong Nội các mới, đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) nòng cốt của liên minh cầm quyền có 17 ghế (bao gồm cả bộ trưởng và thứ trưởng), trong khi 19 ghế còn lại được phân chia cho các đối tác liên minh.

Cụ thể, đảng Tự hào Thái Lan (Bhumjaithai) 8 ghế; đảng Quốc gia Thái Lan thống nhất (UTN) 4 ghế; phe tách ra từ đảng Quyền lực nhà nước nhân dân (PPRP) do đại úy Thamanat Prompow dẫn đầu 3 ghế; đảng Dân chủ 2 ghế; đảng Quốc gia Thái phát triển (Chart Thai Pattana) 1 ghế và đảng Nhân dân quốc gia (Prachachat) giữ 1 ghế. (Bangkok Post)

* Australia-Nhật Bản tổ chức Hội nghị tham vấn 2+2 lần thứ 11 giữa các ngoại trưởng và bộ trưởng Quốc phòng hai nước tại bang Victoria vào ngày 5/9.

Trong một thông cáo về sự kiện nêu rõ, Australia và Nhật Bản hiện có mối quan hệ rất gần gũi và hội nghị trên là cơ hội để tăng cường quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt giữa hai nước, được củng cố bởi sự tin tưởng lẫn nhau, các nền kinh tế bổ sung cho nhau và mối quan hệ thân thiết giữa người dân hai nước.

Australia và Nhật Bản hợp tác cùng nhau để hỗ trợ một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và thịnh vượng. (Bộ Quốc phòng Australia)

Trung Đông-châu Phi

* Triển lãm hàng không quốc tế 2024 lớn nhất khu vực Trung Đông và châu Phi đã khai mạc trong ngày 3/9 tại sân bay quốc tế Alamein của Ai Cập.

Hơn 300 công ty hàng không và vũ trụ từ hơn 100 quốc gia, trong đó có các đối tác từ Pháp, Trung Quốc, đã tham gia sự kiện kéo dài 3 ngày này.

Trong khuôn khổ triển lãm, nhiều mẫu máy bay dân dụng, quân sự và thiết bị bay không người lái được giới thiệu.(Egypt Today)

* Ai Cập-Jordan bác bỏ cáo buộc về buôn lậu vũ khí vào Gaza do Israel đưa ra, cho rằng đây là động thái nhằm "đánh lạc hướng" chú ý của công chúng Israel với xung đột đang diễn ra.

Bộ Ngoại giao Ai Cập ra tuyên bố nhấn mạnh, chính phủ Israel phải chịu trách nhiệm về những hậu quả của việc đưa ra các tuyên bố có thể làm trầm trọng thêm tình hình trong khu vực.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Jordan coi cáo buộc của Israel là "vô căn cứ" nhằm phá hoại các nỗ lực hòa giải nhằm đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza.

Trước đó, phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 2/9, Thủ tướng Israel Netanyahu khẳng định lực lượng Israel sẽ không rút khỏi Hành lang Philadelphi, nhắc lại rằng việc kiểm soát hành lang này là rất quan trọng để ngăn chặn việc buôn lậu vũ khí trong tương lai từ Ai Cập sang Gaza. (Anadolu)

* Israel hủy dự án đường sắt nối miền Bắc với Bờ Tây, theo lời Bộ trưởng Giao thông Israel Miri Regev. Dự án trên được khởi xướng cách đây khoảng một thập kỷ, nhằm kết nối thành phố Afula của Israel ở Thung lũng Jezreel với thành phố Jenin của Palestine, nằm cách Afula khoảng 20 km về phía Nam.

Khu vực dự kiến đặt nhà ga được Thổ Nhĩ Kỳ mua lại như một phần trong tầm nhìn của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan nhằm kết nối Palestine với Ankara thông qua thành phố cảng Haifa của Israel và biển Địa Trung Hải.

Theo Bộ trưởng Giao thông Israel, việc dừng dự án trên là do tình trạng bạo lực gia tăng ở Bờ Tây, đặc biệt là ở Jenin, cũng như đường lối bài Do Thái mà Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đang thúc đẩy. (THX)

* Lô vaccine bại liệt thứ hai gồm 350.000 liều đã được chuyển đến Dải Gaza vào ngày 3/9 để phục vụ cho chiến dịch tiêm chủng tại dải đất ven biển Địa Trung Hải này.

Tổng cộng dự kiến sẽ có khoảng 1,6 triệu liều, đủ để tiêm cho tất cả trẻ em từ sơ sinh đến 10 tuổi, với mỗi trẻ được tiêm hai liều. (Reuters)

Châu Mỹ

* Mỹ dần mất kiên nhẫn với Israel: Ngày 3/9, Mỹ đã kêu gọi sự cấp bách và linh hoạt để hoàn tất thỏa thuận giữa Israel và Hamas về lệnh ngừng bắn ở Gaza, sau cái chết gần đây của 6 con tin.

Phát biểu với các phóng viên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Matthew Miller nhấn mạnh: "Đã đến lúc hoàn tất thỏa thuận đó. Người dân Israel không thể chờ đợi thêm nữa. Người dân Palestine, những người cũng đang phải gánh chịu những hậu quả khủng khiếp của cuộc chiến này, không thể chờ đợi thêm nữa. Thế giới không thể chờ đợi thêm nữa".

Một điểm then chốt gây tranh cãi là việc Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khăng khăng rằng quân đội Israel vẫn phải ở biên giới giữa Gaza và Ai Cập.

Ông Miller cho biết, Mỹ sẽ làm việc "trong những ngày tới" với các bên trung gian là Ai Cập và Qatar "để thúc đẩy một thỏa thuận cuối cùng", đồng thời "phản đối sự hiện diện lâu dài của quân đội Israel tại Gaza", ám chỉ Lực lượng phòng vệ Israel.

Ông nhấn mạnh: "Việc hoàn tất một thỏa thuận sẽ đòi hỏi cả hai bên phải thể hiện sự linh hoạt. Cả hai bên sẽ phải tìm lý do để đồng ý thay vì lý do để nói không". (CNA)

* Mỹ cáo buộc các thủ lĩnh Hamas tội danh "khủng bố", theo tài liệu tòa án liên bang được công bố ngày 3/9.

Theo đó, 6 cá nhân, trong đó có thủ lĩnh chính trị hiện nay của Hamas Yahya Sinwar và cựu thủ lĩnh chính trị Ismail Haniyeh, người đã thiệt mạng trong một vụ ám sát ở Tehran vào cuối tháng 7, đều có tên trong tài liệu.

Tòa án cáo buộc các cá nhân trên "âm mưu hỗ trợ vật chất cho các hành động khủng bố" cùng với 6 tội danh khác. Tài liệu cũng bao gồm yêu cầu bắt giữ những cá nhân này. (NBC News)

Có thể bạn quan tâm
Xác định được vũ khí chủ lực tại Biển Đỏ, Anh mạnh tay chi tiền nâng cấp 'bảo bối'

Xác định được vũ khí chủ lực tại Biển Đỏ, Anh mạnh tay chi tiền nâng cấp 'bảo bối'

07:10 22/01/2024

Anh quyết định chi 514 triệu USD để hiện đại hóa hệ thống tên lửa phòng không Sea Viper.

E ngại một xu hướng nguy hiểm ở khu vực, Ngoại trưởng Nga kết nối với Trung Quốc để tìm cách

E ngại một xu hướng nguy hiểm ở khu vực, Ngoại trưởng Nga kết nối với Trung Quốc để tìm cách

01:00 14/07/2023

Ngày 13/7, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã gặp Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương Trung Quốc Vương Nghị tại thủ đô Jakarta, Indonesia để bàn về chính sách của NATO ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Một số góc nhìn về quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

Một số góc nhìn về quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

21:50 08/07/2024

Ngày 8/7, tại Hà Nội, trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva, Bộ Ngoại giao đã tổ chức buổi nói chuyện Chuyên đề về “Một số góc nhìn về quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam”.

Tin thế giới 9/5: Ukraine muốn châu Âu ‘cấm cửa’ người Nga, cựu Thủ tướng Pakistan bị bắt giữ

Tin thế giới 9/5: Ukraine muốn châu Âu ‘cấm cửa’ người Nga, cựu Thủ tướng Pakistan bị bắt giữ

01:30 10/05/2023

Nga duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng, Đức nhận định về quan hệ giữa châu Âu và Trung Quốc… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.

Australia phát hiện cựu chính trị gia 'bán đứng đất nước'

Australia phát hiện cựu chính trị gia 'bán đứng đất nước'

16:40 29/02/2024

Giám đốc tình báo Australia cho hay một cựu chính trị gia đã bị nước ngoài tuyển mộ và 'phản bội đất nước', làm dấy lên đồn đoán về danh tính người này.

Xung đột Nga-Ukraine: VSU tổn thất lớn ở Rabotino, Kiev lo mùa Đông khó khăn

Xung đột Nga-Ukraine: VSU tổn thất lớn ở Rabotino, Kiev lo mùa Đông khó khăn

09:00 22/09/2023

Chính quyền Tổng thống Volodymyr Zelensky nêu ‘vấn đề hàng đầu’, Mỹ gửi thêm viện trợ…là một số tin tức đáng chú ý về tình hình Ukraine.

Israel oanh tạc Dải Gaza, ít nhất '30 người chết'

Israel oanh tạc Dải Gaza, ít nhất '30 người chết'

10:40 22/06/2024

Quân đội Israel ném bom loạt mục tiêu ở Dải Gaza, được cho là khiến ít nhất 30 người chết ở Gaza City, thành phố lớn nhất dải đất.

Ukraine nói Nga đang cố phá phòng tuyến để tiến về Chasov Yar

Ukraine nói Nga đang cố phá phòng tuyến để tiến về Chasov Yar

11:40 26/03/2024

Quan chức quân đội Ukraine cho biết tình hình gần Chasov Yar đang rất căng thẳng khi Nga cố phá phòng tuyến để tiến về thành phố nằm ở phía tây Bakhmut.

Iran tập kích nhóm vũ trang đe dọa an ninh biên giới ở Pakistan

Iran tập kích nhóm vũ trang đe dọa an ninh biên giới ở Pakistan

09:20 17/01/2024

Truyền thông Iran đưa tin nước này đã tập kích hai căn cứ nhóm vũ trang Jaish al-Adl ở Pakistan, động thái vấp phải sự phản đối từ Islamabad.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới