Ngày 28/8, Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Ali Yerlikaya thông báo, cảnh sát đã bắt giữ 20 người tại 11 tỉnh vì nghi ngờ liên quan đến phong trào Fethullah Gülen, một nhóm tôn giáo bị Ankara coi là "tổ chức khủng bố".
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ nhiều người nghi ngờ liên quan đến phong trào Fethullah Gülen |
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện các cuộc trấn áp mạnh mẽ đối với các thành viên phong trào Gülen. (Nguồn: Turkish Minute) |
Trên mạng xã hội X, Bộ trưởng Yerlikaya cho biết những người bị bắt giữ bao gồm các nghi phạm có liên quan đến giáo phái Gülen, những người sử dụng ứng dụng nhắn tin ByLock, hoặc bị cáo buộc liên lạc bí mật qua điện thoại công cộng với những người trong phong trào này. Một số cá nhân bị giam giữ cũng là những người có bản án do liên quan đến Gülen và hiện đang tại ngoại.
Tin liên quan |
Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về tiến trình đàm phán hòa bình giữa Azerbaijan và Armenia? Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về tiến trình đàm phán hòa bình giữa Azerbaijan và Armenia? |
ByLock được xem là công cụ liên lạc bí mật giữa những người ủng hộ phong trào Gülen, mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy các tin nhắn qua ByLock liên quan đến cuộc đảo chính bất thành ngày 15/7/2016.
Phong trào Gülen, do giáo sĩ Fethullah Gülen sáng lập, bị chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan cáo buộc là chủ mưu cuộc đảo chính bất thành và bị coi là "tổ chức khủng bố". Phong trào này phủ nhận mọi liên quan đến âm mưu đảo chính năm 2016 hoặc các hoạt động khủng bố.
Kể từ cuộc đảo chính bất thành, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện các cuộc trấn áp mạnh mẽ đối với các thành viên phong trào Gülen. Hàng ngàn người đã bị bỏ tù, và nhiều người khác buộc phải rời khỏi Thổ Nhĩ Kỳ để tránh sự truy quét của chính phủ.
Các nhà chức trách thường dựa vào lời khai của nhân chứng và hồ sơ điện thoại để xác định và truy tố các thành viên phong trào. Trong các phiên tòa, nhiều bị cáo được khuyến khích khai báo về các thành viên khác để nhận án nhẹ hơn.
Quan chức Ukraine bác bỏ thông tin do báo Mỹ công bố cho rằng 850-1.000 binh sĩ nước này bị Nga bắt làm tù binh trong lúc rút khỏi Avdeevka.
Ngày 3-5, ông Yevgeny Prigozhin, lãnh đạo lực lượng lính đánh thuê Wagner của Nga, cho biết ông tin cuộc phản công của Ukraine đã bắt đầu.
Đại sứ quán Mỹ ở Khartoum trong một tuyên bố chung ngày 26/5 cho biết Mỹ và Saudi Arabia ghi nhận sự tôn trọng được cải thiện đối với thỏa thuận ngừng bắn ngắn hạn và các thỏa thuận nhân đạo ở Sudan.
Từ khi lên nắm quyền tháng 6/2022, Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. đã thúc đẩy kế hoạch kinh tế - xã hội đầy tham vọng nhằm đổi mới toàn diện Philippines.
Việt Nam và Ai Cập có nhiều điểm tương đồng, không chỉ có thể chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau mà còn có thể tham gia vào các hình thức hợp tác ba bên hoặc nhiều bên.
Ngày 6/6, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã bầu cựu Thủ tướng Cameroon Philemon Yang làm Chủ tịch mới.
Quốc hội Ukraine ngày 14/9 ra thông báo bày tỏ quan tâm tới mục tiêu tăng cường quan hệ và thúc đẩy trao đổi liên nghị viện với Tây Ban Nha.
Phát biểu tại trụ sở chiến dịch tranh cử ngày 6/4, ứng cử viên đối lập Slovakia Ivan Korcok đã thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống nước này, đồng thời chúc mừng ứng cử viên chính phủ Peter Pellegrini giành chiến thắng.
Mưa lớn khiến một đoạn đường ở thành phố Busan bị sụt, tạo ra hố dài khoảng 10 m nuốt chửng hai xe tải.