Ông Biden chỉ trích hành động "bạo lực tình dục" của các tay súng Hamas nhắm vào phụ nữ, trẻ em gái trong cuộc đột kích Israel hôm 7/10.
"Trong vài tuần qua, các nhân chứng, người sống sót đã kể lại những chuyện về mức độ tàn bạo không thể tượng tượng", Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết tại sự kiện vận động tranh cử ở Boston ngày 5/12, đề cập đến cuộc tấn công của Hamas vào miền nam Israel hôm 7/10.
"Đó là những câu chuyện về phụ nữ bị cưỡng bức nhiều lần, cơ thể bị xâm phạm", ông Biden nói tiếp. "Các thành viên Hamas tìm cách gây đau đớn nhiều nhất có thể cho các phụ nữ và trẻ em gái, rồi sát hại họ".
Tổng thống Mỹ kêu gọi các nước, tổ chức quốc tế, hội nhóm và doanh nghiệp phải lên án mạnh mẽ hành vi bạo lực tình dục nhắm vào phụ nữ Israel.
Hamas ra một tuyên bố trên Telegram, bác bỏ cáo buộc của Tổng thống Mỹ rằng các thành viên của nhóm có hành vi cưỡng bức và bạo lực tình dục trong vụ tấn công ngày 7/10.
Ông Biden cáo buộc thêm Hamas đã "bội ước", từ chối thả một số phụ nữ theo thỏa thuận ngừng bắn với Israel do Qatar làm trung gian mà "không thể đưa ra lý do đáng tin cậy".
Hamas nói rằng họ coi số phụ nữ này là binh sĩ, nhưng ông Biden bác bỏ. "Họ là những phụ nữ bình thường, phần lớn trong độ tuổi từ 20 đến 39", ông nói. "Tôi xin nói rõ, việc Hamas từ chối thả những phụ nữ trẻ này là nguyên nhân khiến thỏa thuận ngừng bắn đổ bể. Mỹ sẽ không dừng lại cho đến khi tất cả con tin này về nhà và đây là một quá trình lâu dài".
Hamas bất ngờ vượt qua biên giới Dải Gaza, tấn công vào miền nam Israel ngày 7/10 khiến 1.200 người thiệt mạng, 240 người bị bắt làm con tin. Lực lượng này đã thả 105 con tin, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, theo thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 7 ngày.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Matt Miller ngày 4/12 nói Hamas có thể trì hoãn thả con tin nữ bởi "không muốn họ lên tiếng về bạo lực tình dục". Hamas cùng ngày bác bỏ, cho rằng các cáo buộc này được đưa ra nhằm bôi nhọ "phong trào kháng chiến của người Palestine".
Ông Biden và Washington nêu quan điểm sau khi các nhà vận động và phụ nữ Israel chỉ trích cộng đồng quốc tế im lặng trước tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong vụ đột kích của Hamas.
Cảnh sát Israel tuần trước thông báo thu thập hơn 1.500 lời khai "gây sốc" từ các nhân chứng, bác sĩ, nhưng các nhà vận động cho biết dư luận quốc tế phản ứng rất ít, khiến họ thất vọng.
Đức Trung (Theo AFP)
Quốc hội Trung Quốc hôm nay bầu ra tân thủ tướng kế nhiệm ông Lý Khắc Cường sau nhiệm kỳ 10 năm.
Nga-Ukraine tiếp tục trả đũa lẫn nhau bằng tên lửa và pháo kích, tình hình Trung Đông thêm căng thẳng với vụ ám sát phó thủ lĩnh Hamas và hai vụ nổ thảm khốc ở Iran, diễn biến mới ở Biển Đông... là một số sự kiện quốc tế nổi bật 24 giờ qua.
Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Canada và Thủ tướng Italy vắng mặt trong ảnh chụp truyền thống lãnh đạo G20 ở Brazil do không kịp đến sự kiện.
Các môn sinh 6-16 tuổi hàng năm lên núi Võ Đang ở Hồ Bắc để 'tu thân dưỡng tính' theo triết lý thuận tự nhiên của Đạo giáo.
Cảnh sát Pháp phong tỏa lãnh sự quán Iran tại Paris, bắt một nghi phạm sau khi người này xâm nhập tòa nhà và dọa đánh bom tự sát.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hoan nghênh nỗ lực gia nhập BRICS của Kazakhstan, dù Nga trước đó cho rằng tổ chức nên hoãn kết nạp thêm thành viên.
Sau ngày đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Washington D.C, Mỹ, hôm 10/7 kỷ niệm 75 năm thành lập khối, lãnh đạo các nước thành viên đã ra tuyên bố chung.
Các quan chức Lầu Năm Góc đang thảo luận về chuyện liệu việc Mỹ gửi thêm lực lượng đến Trung Đông có kiềm chế được xung đột hay chỉ làm tình hình trở nên căng thẳng hơn.
Bộ Ngoại giao Ukraine khẳng định trọng tâm hoạt động của quân đội Kiev ở vùng Kursk là các cơ sở hạ tầng tấn công từ xa của Nga tại khu vực này.