Đối với các dòng xe nói chung thì việc leo dốc luôn khiến xe tiêu tốn nhiều nhiên liệu trong bình chứa hoặc năng lượng lưu trữ trong pin hơn bình thường. Nguyên nhân là bởi khi xe leo dốc thì sẽ phải tăng sức mạnh sản sinh từ động cơ để vượt qua lực hấp dẫn và lực ma sát. Đồng thời tăng mô-men xoắn của động cơ để đẩy xe đi về phía trước trong một thời gian dài.
Với ô tô điện, những điều này sẽ khiến động cơ điện phải hoạt động mạnh trong thời gian gian dài dẫn đến việc sản sinh ra nhiều nhiệt hơn, động cơ không hoạt động ở điểm hiệu suất tối ưu. Chính vì vậy dẫn đến việc ô tô điện sẽ phải tốn nhiều năng lượng hơn để xe có thể đi qua những đoạn đường lên dốc.
Theo nhiều so sánh thì khi leo dốc, ô tô điện sẽ tiêu thụ năng lượng tốn gấp 3-4 lần so với khi đi trên đường bằng. Theo một nghiên cứu của nhóm chuyên gia nước ngoài trên chiếc Tesla Model S, mẫu xe này có thể tiêu thụ khoảng 20-25 kWh/100 km trên đường bằng phẳng nhưng khi leo dốc, con số này có thể tăng lên khoảng 40-60 kWh/100 km tùy thuộc vào các yếu tố ảnh hưởng.
Các yêu tố ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ điện của ô tô điện khi leo dốc
Mức độ tiêu thụ điện của ô tô điện khi leo dốc cụ thể sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ dốc, trọng lượng của xe, tốc độ di chuyển và hiệu suất của động cơ.
Độ dốc: Độ dốc càng lớn, xe sẽ cần tiêu thụ nhiều điện hơn. Ví dụ, leo dốc 10% sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn so với leo dốc 5%.
Trọng lượng của xe: Xe nặng hơn sẽ tiêu thụ nhiều năng lượng hơn để leo dốc so với xe nhẹ hơn. Ngoài ra, trọng lượng của hành khách và hàng hóa cũng ảnh hưởng đến mức tiêu thụ điện.
Tốc độ di chuyển: Xe đi với tốc độ cao hơn khi leo dốc sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Việc duy trì tốc độ ổn định và chậm hơn có thể giúp tiết kiệm năng lượng.
Hiệu suất động cơ và hệ thống truyền động: Xe có động cơ và hệ thống truyền động hiệu suất cao sẽ tiêu thụ ít điện năng hơn khi leo dốc.
Ô tô điện tự sạc pin khi xuống dốc
Đối với hầu hết những mẫu xe ô tô điện (hoặc cả xe hybrid) thời nay đều có hệ thống phanh tái tạo năng lượng thông qua việc tận dụng chính động cơ điện làm motor phát điện để sạc ngược lại cho pin ở trong xe. Điều này giúp tiết kiệm năng lượng và kéo dài phạm vi hoạt động của xe.
Không chỉ dừng ở đó, hệ thống phanh tái tạo năng lượng còn giúp chiếc xe có thể xuống dốc an toàn hơn bằng cách sử dụng động cơ để giảm tốc, hệ thống phanh tái sinh giảm mài mòn của hệ thống phanh cơ học, kéo dài tuổi thọ của phanh.
Một số hãng xe ô tô điện tại Việt Nam có hệ thống phanh tái tạo năng lượng có thể kể tên như xe ô tô điện VinFast, BYD, Audi, Mercedes-Benz...
Những lưu ý với người dùng ô tô điện trước khi leo dốc
Trước khi đưa xe ô tô điện đi các vùng núi với nhiều đồi dốc, các lái xe lưu ý kiểm tra dung lượng pin, đảm bảo rằng pin được sạc đầy trước khi bắt đầu hành trình. Đi đường dốc lên núi tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, vì vậy cần có đủ pin để đảm bảo bạn không gặp vấn đề giữa chừng.
Ngoài ra, các lái xe cũng nên tìm hiểu trước về địa hình và độ dốc của đường đi cũng như xác định vị trí các trạm sạc dọc đường và tại điểm đến để đảm bảo có thể sạc lại khi cần.
Trên đường dốc núi, các lái xe nên sử dụng chế độ lái tiết kiệm năng lượng (eco mode) nếu xe có tùy chọn này. Chế độ này có thể giúp tối ưu hóa tiêu thụ điện năng.
Ngoài ra, tài xế phải luôn kiểm tra lốp xe trước khi bắt đầu hành trình để đảm bảo lốp xe được bơm đủ áp suất và trong tình trạng tốt để tối ưu hóa hiệu suất và an toàn. Bên cạnh đó cũng cần đảm bảo rằng xe không vượt quá tải trọng cho phép bởi mỗi kg trọng lượng thêm có thể ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động và khả năng tiêu thụ năng lượng.
Techfest vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung năm 2024 với chủ đề 'Liên kết vùng thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển bền vững', khai mạc sáng 13/9 tại TP Huế.
Thời gian qua, nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra trên cao tốc . Điều này đòi hỏi người dân cần phải lưu ý khi tham gia giao thông...
Trung Quốc đã phóng tên lửa đẩy Trường Chinh-2F mang theo tàu vũ trụ Thần Châu-17, đưa 3 phi hành gia của Trung Quốc lên trạm vũ trụ Thiên Cung, thực hiện sứ mệnh kéo dài 6 tháng tại đây.
Ngày 15/5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 cho Tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Thanh - Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Mạnh Trí (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội). Giải thưởng Tạ Quang Bửu được Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lần đầu tiên vào ngày 18/5. Qua 10 năm triển khai, Ban Tổ chức Giải thưởng đã nhận được hơn 400...
Sau hơn một năm chăm sóc cứu hộ, 5 con khỉ đuôi dài từng bị một người đàn ông bắt trái phép tại rừng phòng hộ Cần Giờ đã được lực lượng chức năng thả về môi trường tự nhiên.
Dự án tòa nhà chọc trời cao 2 km sẽ được xây ở phía bắc thủ đô Riyadh bất chấp nhiều thách thức về mặt thiết kế và kinh phí khổng lồ.
UBND tỉnh Phú Yên ban hành định mức ôtô phục vụ công tác chung năm 2024. Theo đó, 32/57 ôtô phục vụ công tác chung cấp huyện ở Phú Yên...
Chiều 11-7, Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Trung tâm Vật lý lý thuyết quốc tế Abdus Salam (ICTP).
Cuộc tấn công bất ngờ của mực bạch tuộc với camera dưới nước hé lộ cách chúng sử dụng cơ quan phát quang sinh học cực lớn để bắt mồi.