Chiều 11-7, Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Trung tâm Vật lý lý thuyết quốc tế Abdus Salam (ICTP).
Theo thông tin từ Trung tâm ICISE, Trung tâm Vật lý lý thuyết Quốc tế Abdus Salam là một trung tâm nghiên cứu quốc tế về Vật lý và Toán học, do nhà vật lý lý thuyết đoạt giải Nobel năm 1979 là Abdus Salam khởi xướng thành lập năm 1964 tại Ý.
Đây là nơi thực hiện sứ mệnh cung cấp cho các nhà khoa học ở các nước đang phát triển những kỹ năng và cơ hội đào tạo liên tục cần thiết để họ say mê theo đuổi sự nghiệp khoa học lâu dài và hiệu quả.
ICTP hoạt động theo thỏa thuận ba bên giữa Chính phủ Ý, Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA).
Các hoạt động nghiên cứu và các sự kiện khoa học được thực hiện trong 6 phân ban khoa học: Vật lý năng lượng cao, Vật lý hạt - thiên văn và vũ trụ học, Vật lý chất rắn và Vật lý thống kê, Toán học, Vật lý hệ trái đất, Vật lý ứng dụng và các lĩnh vực nghiên cứu mới.
ICTP thiết lập các giải thưởng nhằm tôn vinh và khuyến khích nghiên cứu cấp cao trong các lĩnh vực vật lý và toán học, như: Giải thưởng Dirac, Giải thưởng ICTP, Giải thưởng Ramanujan.
Theo GS Trần Thanh Vân - chủ tịch Hội Gặp gỡ Việt Nam - trong giai đoạn 1970 - 2011, đã có 1.123 nhà khoa học Việt Nam đến tham dự các hoạt động khoa học khác nhau tại ICTP. Khoảng 70 nhà khoa học của Việt Nam là cộng tác viên của ICTP trong các giai đoạn khác nhau.
GS Vân nói ICTP đã tiếp sức giúp nhiều nhà khoa học của Việt Nam phát triển và duy trì sự nghiệp nghiên cứu khoa học. Tổng số tiền ICTP chi hỗ trợ cho tất cả các hoạt động khoa học tham dự của Việt Nam là 1.922.500 euro (giai đoạn 1996-2011), trung bình trên 120.000 euro/năm.
Cho tới thời điểm hiện tại, Việt Nam có 3 nhà khoa học được tặng các giải thưởng của ICTP: PGS.TS Lê Hồng Vân, GS Đàm Thanh Sơn và TSKH Phạm Hoàng Hiệp.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, GS Atish Dabholkar - giám đốc Trung tâm ICTP - cho biết ông rất vui khi có mặt tại Trung tâm ICISE trong lễ kỷ niệm 60 năm thành lập ICTP.
"Tôi hy vọng, các nhà khoa học trẻ Việt Nam sẽ ngày càng tự tin và phát triển hơn nữa trong công tác nghiên cứu khoa học. ICTP luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn", GS Atish Dabholkar nói.
Nhiều loài xâm hại ở Mỹ đang đe dọa động thực vật bản xứ, phá hủy cơ sở hạ tầng, gây thiệt hại cho nông nghiệp và truyền bệnh cho con người.
Giáo sư Võ Tòng Xuân có hơn 60 năm gắn bó với ngành nông nghiệp với nhiều đóng góp quan trọng trong nghiên cứu và phổ biến giống lúa năng suất cao, kháng bệnh tốt.
Hàng chục xác ướp lửa tồn tại từ 150 - 200 năm trước ở Kabayan có thể bị phá hủy bởi biến đổi khí hậu và tác động của con người.
Trường hợp người chết không để lại di chúc, thủ tục sang tên ôtô sẽ được thực hiện như thế nào?
Các nhà khoa học Trung Quốc đã chế tạo được loại pin hạt nhân có thể phát điện trong 50 năm mới phải sạc lại. Pin mới có tên là 'BV100', nhỏ hơn đồng xu, có kích thước 15 x 15 x 5 mm và tạo ra công suất 100 microwatt. Loại pin này sẽ được ra mắt vào năm 2025.
Sau khi người dùng bị lừa cài app dịch vụ công giả mạo, kẻ gian có thể kiểm soát toàn bộ điện thoại, ngay cả khi đã gỡ ứng dụng.
30 năm trước khi lò phản ứng hạt nhân ở Chernobyl phát nổ, một sự cố khác từng xảy ra ở nhà máy hạt nhân của Liên Xô và bị các nhà chức trách che giấu suốt hơn 3 thập kỷ.
Các nhà khoa học đã phát hiện một phân tử mới có khả năng loại bỏ các 'tế bào xác sống' cũ không hoạt động trong cơ thể mà không ảnh hưởng đến tế bào khỏe mạnh - một bước tiến có thể dẫn đến các phương pháp chống lão hóa mới.
Các nhà nghiên cứu phát hiện đối với những loài chim hót ở Chernobyl, nồng độ phóng xạ dường như không tác động tới vi khuẩn trong ruột.