Mực bạch tuộc tấn công camera dưới biển sâu

19:50 01/06/2024

Cuộc tấn công bất ngờ của mực bạch tuộc với camera dưới nước hé lộ cách chúng sử dụng cơ quan phát quang sinh học cực lớn để bắt mồi.

Một trong những loài mực hiếm thấy nhất thế giới phát quang sinh học chói mắt khi tấn công camera dưới nước ở vùng biển sâu. Nhóm nghiên cứu đến từ Hiệp hội Minderoo và Trung tâm nghiên cứu biển sâu thuộc Đại học Western Australia (UWA) ghi hình cuộc đụng độ ở độ sâu 1.000 m bên dưới bề mặt Thái Bình Dương, sử dụng camera gắn mồi nhử thả trôi tự do xuống vùng biển gần eo biển Samoa, khu vực nước sâu chảy qua phía bắc Samoa, Live Science hôm 30/5 đưa tin.

Nhóm chuyên gia phát hiện con mực trong khi sử dụng tàu nghiên cứu để ghi lại sự đa dạng của vùng biển khơi tăm tối. Con vật trong video là mực bạch tuộc Dana (Taningia danae), thành viên trong họ Octopoteuthidae chuyên ăn cá biển, giác xác và nhiều loài mực khác. Những loài mực trong họ Octopoteuthidae có 8 cánh tay, đó là lý do chúng được gọi là mực bạch tuộc. Khi còn nhỏ, chúng có hai xúc tu dài nhưng sẽ mất đi khi trưởng thành.

Cá thể thuộc loài mực bạch tuộc Dana nổi tiếng với kích thước to lớn. Cá thể dài nhất từng được ghi nhận là một con cái 2,3 mét, theo nghiên cứu năm 2003. Con mực trong video mới dài khoảng 75 cm, theo thông báo của UWA. Nó xuất hiện đột ngột từ bóng tối và lao vọt tới camera, dùng cánh tay trùm lên thiết bị rồi bỏ đi nhanh chóng. Ngay trước khi bám vào camera, con mực sử dụng cặp cơ quan phát sáng gọi là thể phát quang, ở đầu hai cánh tay.

Thể phát quang của mực bạch tuộc Dana phát ra ánh sáng do phản ứng hóa học. Đây là cơ quan phát quang lớn nhất trong vương quốc động vật nhưng giới khoa học hiếm khi chứng kiến loài mực này sử dụng ánh sáng sinh học khi hành động, theo Heather Stewart, nhà địa chất học hải dương ở UWA. Các nhà nghiên cứu tin rằng thể phát quang của mực giúp làm tê liệt con mồi trong vùng nước tối dưới biển sâu, đồng thời giao tiếp với đồng loại. Những con mực này có thể thay đổi kiểu nhấp nháy bằng cách điều khiển màng giống mí mắt che phủ cơ quang phát sáng.

Stewart giải thích con mực trong video tấn công camera vì tưởng rằng đó là con mồi và tìm cách khiến con mồi hoảng sợ bằng ánh sáng phát quang sinh học của nó. Nhìn chung, giới nghiên cứu biết rất ít về hành vi của mực bạch tuộc Dana do hiếm khi bắt gặp cá thể sống. Nhiều ghi chép về loài vật đến từ mẫu vật mắc cạn, đánh bắt nhầm hoặc lấy từ dạ dày cá voi, theo Jamieson, giám đốc Trung tâm nghiên cứu biển sâu của UWA. Cá thể sống đầu tiên được phát hiện cách đây 19 năm bởi các nhà nghiên cứu sử dụng hệ thống camera tương tự.

An Khang (Theo Live Science)

Đọc bài gốc tại đây.

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Trăn đất bò lên giường ngủ của một gia đình ở quận 12

Trăn đất bò lên giường ngủ của một gia đình ở quận 12

18:50 23/01/2024

Phát hiện có con vật 'lạ' trên giường ngủ lúc rạng sáng, một người phụ nữ ở quận 12 (TP.HCM) nhờ hàng xóm hỗ trợ bắt. Kiểm lâm đến tiếp nhận con vật trên đưa về cứu hộ, xác định đây là trăn đất nặng khoảng 0,5kg.

PGS.TS Cao Đình Triều lí giải việc động đất kích thích ở Tây Nguyên liên tục, kéo dài

PGS.TS Cao Đình Triều lí giải việc động đất kích thích ở Tây Nguyên liên tục, kéo dài

16:10 13/07/2023

PGS.TS Cao Đình Triều, nguyên Phó Viện trưởng viện vật lý địa cầu cho biết, động đất kích thích ở Kon Tum kéo dài hơn, tần suất mạnh hơn các khu vực khác như Tây Bắc, do liên quan chặt chẽ đến môi trường địa chất trong khu vực.

Điện thoại 'cục gạch' dần vắng bóng trước thời điểm tắt sóng 2G

Điện thoại 'cục gạch' dần vắng bóng trước thời điểm tắt sóng 2G

22:40 18/07/2024

Khi thời điểm tắt sóng 2G đang đến gần, các mẫu điện thoại 'cục gạch' cũng dần vắng bóng trên thị trường.

Giải cứu sơn dương mắc bẫy của thợ săn

Giải cứu sơn dương mắc bẫy của thợ săn

19:20 17/04/2024

Nhóm cộng đồng bảo vệ rừng xã Tà Lu, huyện Đông Giang trong lúc tuần tra phát hiện con sơn dương bị mắc bẫy của thợ săn đã giải cứu.

Mỹ 'vô tình' tài trợ cho hơn 1.000 bằng sáng chế Trung Quốc, dư luận 'bức xúc'

Mỹ 'vô tình' tài trợ cho hơn 1.000 bằng sáng chế Trung Quốc, dư luận 'bức xúc'

08:10 30/08/2024

Dữ liệu cho thấy đằng sau 1.020 bằng sáng chế của các nhà phát minh tại Trung Quốc là nguồn tài trợ từ... Mỹ.

Khỉ rơi cây chết hàng loạt ở Mexico, khoa học báo động

Khỉ rơi cây chết hàng loạt ở Mexico, khoa học báo động

15:40 23/05/2024

Các bang miền nam Mexico ghi nhận gần 150 con khỉ rú chết nhưng các nhà khoa học chưa rõ nguyên nhân, ngoài bằng chứng về nắng nóng.

Siêu đập 5 tỷ USD chắn ngang sông dài nhất thế giới

Siêu đập 5 tỷ USD chắn ngang sông dài nhất thế giới

10:00 27/07/2023

Đập Grand Ethiopian Renaissance đang được Ethiopia xây trên sông Nile là công trình kỳ vĩ với đập chính dài 1,7 km và hồ chứa 74 tỷ m3 nước.

Trung Quốc thông báo phóng tàu vũ trụ có người lái Thần Châu-17

Trung Quốc thông báo phóng tàu vũ trụ có người lái Thần Châu-17

11:50 26/10/2023

Trung Quốc đã phóng tên lửa đẩy Trường Chinh-2F mang theo tàu vũ trụ Thần Châu-17, đưa 3 phi hành gia của Trung Quốc lên trạm vũ trụ Thiên Cung, thực hiện sứ mệnh kéo dài 6 tháng tại đây.

Có thể in pin mặt trời lên balo, điện thoại

Có thể in pin mặt trời lên balo, điện thoại

07:00 12/08/2024

TP - Một lớp phủ mỏng hơn tóc người đến 100 lần có thể được “in phun” lên balo, điện thoại di động hoặc nóc xe hơi để khai thác năng lượng mặt trời, giảm nhu cầu về các trang trại quang năng chiếm nhiều diện tích đất.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới