Tuy mới vào mùa nghỉ hè chưa lâu, khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ đã tiếp nhận cấp cứu nhiều trường hợp trẻ em đuối nước. Trong đó có một số trường hợp cấp cứu không đúng cách.
Mới đây, bệnh viện tiếp nhận bé T.A.D. (17 tháng tuổi, ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long), nhập viện do bị đuối nước.
Lúc vào bệnh viện, bệnh nhi trong tình trạng co gồng tay chân, môi tái, thở hước (hụt hơi).
Qua thăm khám, người nhà cho biết do ở nông thôn nên quanh nhà có nhiều mương nước, không có rào chắn xung quanh nhà. Khi bé đi chơi không may rơi xuống mương nước cạnh nhà, gia đình phát hiện đưa bé lên bờ và tiến hành "sốc nước" trước khi đến bệnh viện cấp cứu.
Tại bệnh viện, các bác sĩ trực cấp cứu nhận định bệnh nhi bị ngạt nặng do đuối nước, bác sĩ ngay lập tức tiến hành hồi sức cấp cứu, đặt nội khí quản, tiêm thuốc an thần chống co giật, chống phù não, trợ tim, nuôi ăn tĩnh mạch…
Sau đó bé được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực và chống độc điều trị theo dõi.
Sau điều trị tích cực, bệnh nhi đã có chuyển biến tốt, tự thở được và chuyển khoa Hô hấp tiếp tục điều trị.
Theo các bác sĩ, mùa hè đến là nỗi lo đuối nước ở trẻ em lại đến, mới từ đầu tháng 6 đến nay đã tiếp nhận 5 trường hợp đuối nước nhập viện.
Trong đó có trường hợp nặng, được đưa đến bệnh viện chậm và cấp cứu sai cách, bị ngừng tim ngừng thở kéo dài nên tiên lượng rất nặng.
Để phòng đuối nước và cấp cứu đúng cách, bác sĩ Nguyễn Thị Nguyệt Ánh - khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa, cấp cứu trẻ đuối nước đúng cách: đầu tiên là tập bơi cho trẻ; đối với trẻ nhỏ, phải luôn có người lớn quan sát trẻ khi tắm hồ bơi, tắm biển; các khu vực có chứa nước, ao hồ quanh nhà cần được rào chắn hoặc giám sát khi trẻ chơi…
Ngay khi phát hiện trẻ đuối nước, cần nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi mặt nước, đặt nằm nơi khô ráo, thoáng khí.
Nếu thấy trẻ bất tỉnh, kiểm tra xem trẻ còn thở hay không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực.
Nếu lồng ngực không di động là trẻ đã ngưng thở, ngay lập tức thực hiện hồi sức cơ bản bằng cách ấn tim, thổi ngạt.
Quan sát để đảm bảo thông thoáng đường thở của người đuối nước như lấy sạch đờm dãi và các dị vật (nếu có) ở miệng và mũi.
Trường hợp nhẹ hơn, trẻ còn tự thở được thì đặt ở tư thế nằm nghiêng, cởi bỏ quần áo ướt, giữ ấm cơ thể bằng chăn mền hoặc áo quần khô. Trong cả 2 trường hợp nặng và nhẹ, ngay sau khi sơ cứu, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Không vác trẻ đuối nước lên để sốc ngược, sốc nước, cũng không "lăn lu"… theo kinh nghiệm dân gian.
Vì khi vác bé lên sốc ngược chẳng những không có tác dụng mà còn rất nguy hiểm cho bé, do bé có thể rơi xuống gây chấn thương thêm; nếu bé có chấn thương trước đó thì động tác sốc ngược sẽ làm cho tình trạng của bé nặng thêm.
Đồng thời những phương pháp này còn làm chậm thời gian hồi sức tim phổi, chậm đến cơ sở y tế để cấp cứu.
Cuộc chạy đua cứu cậu bé hồi hộp đến khó tin, như câu chuyện cổ tích được viết bởi tình yêu thương của rất nhiều người...
Tin tức đáng chú ý: Đề xuất tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030; Áp dụng lương mới và chế độ tiền thưởng với lực lượng vũ trang như thế nào?; Ngày Quốc tế không sử dụng túi ni lông, làm gì khi Việt Nam thải 30 tỉ túi/năm?...
Một số tin tức đáng chú ý: Đề xuất thêm biên chế cho công đoàn; Liên Khương 'lên đời' vào mạng lưới sân bay của thế giới; Hiến giác mạc - một hành động nhỏ nhưng mang giá trị lớn lao...
Ngày 14-8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu lần thứ 2 trong vòng 2 năm, vì bệnh đậu mùa khỉ lây lan ở châu Phi.
Ông Kim Jin Pyo – chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc – cam kết Hàn Quốc sẽ luôn quan tâm sâu sắc và liên tục hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực y tế.
Viện Đại học Sydney Việt Nam và cuộc chiến chống lao Thực tế khắc nghiệt với bệnh nhân lao Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm phổ biến, có thuốc chữa trị nhưng vẫn gây tử vong cho rất nhiều người. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 170.000 người mắc bệnh lao và 12.000 người chết vì căn bệnh này. Việt Nam là một trong...
Tóm tắt Một tình trạng da gây ra các mảng đỏ và các mạch máu có thể nhìn thấy trên mặt. Triệu chứng Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng mới, nghiêm trọng hoặc dai dẳng, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Các triệu chứng bao gồm: Các mảng đỏ trên mặt, đặc biệt là ở phần trung tâm của khuôn mặt Các mạch máu mặt có thể nhìn thấy...
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết một bé gái vừa sinh ngày 6-5 được chẩn đoán mắc hội chứng siêu nữ vô cùng hiếm gặp.
Theo WHO, hiện tượng El Nino và biến đổi khí hậu đã tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi ở nhiều quốc gia châu Âu chưa từng ghi nhận sốt xuất huyết.