Tin tức đáng chú ý: Đề xuất tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030; Áp dụng lương mới và chế độ tiền thưởng với lực lượng vũ trang như thế nào?; Ngày Quốc tế không sử dụng túi ni lông, làm gì khi Việt Nam thải 30 tỉ túi/năm?...
Bộ Tài chính vừa hoàn thiện tờ trình Chính phủ, trong đó đề xuất tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong 5 năm từ 2026 - 2030.
Theo Bộ Tài chính, việc tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp sẽ góp phần động viên người nông dân yên tâm sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Dự kiến chủ trương này sẽ được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua nghị quyết tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV vào tháng 5-2025.
Xem tin tức mới nhất về giá vàng tại đây
Đánh giá về 20 năm thực hiện chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, Bộ Tài chính cho biết đây là giải pháp khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hóa.
Trong 20 năm qua, tổng số thuế sử dụng đất nông nghiệp miễn, giảm liên tục tăng lên. Như trong giai đoạn 2003-2010, mỗi năm giảm khoảng 3.268 tỉ đồng.
Giai đoạn từ 2011-2016 trung bình giảm khoảng 6.308 tỉ đồng/năm; giai đoạn 2017-2018 và đến hết năm 2020 khoảng 7.438,5 tỉ đồng/năm; giai đoạn 2021-2023 trung bình khoảng 7.500 tỉ đồng/năm.
Theo dự thảo nghị định về vấn đề này, từ 1-7 mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng. Đối với cơ quan, đơn vị áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương, thực hiện bảo lưu phần chênh lệch giữa tiền lương và thu nhập tăng thêm tháng 6-2024 của cán bộ, công chức, viên chức với tiền lương từ 1-7 sau khi sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù.
Trong thời gian chưa sửa đổi hoặc bãi bỏ các cơ chế này, thực hiện mức lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng, bảo đảm không vượt quá lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 6-2024 (không bao gồm lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc).
Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu lương và thu nhập tăng thêm từ 1-7 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức quy định chung thì thực hiện chế độ tiền lương chung.
Chế độ tiền thưởng dùng để thưởng đột xuất theo thành tích công tác và thưởng định kỳ hằng năm theo kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của từng người.
Quỹ tiền thưởng hằng năm này nằm ngoài quỹ khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng, được xác định bằng 10% tổng quỹ tiền lương (không bao gồm phụ cấp) theo chức vụ, chức danh, ngạch, bậc và cấp bậc quân hàm của các đối tượng trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
Hôm nay 3-7, Ngày Quốc tế không sử dụng túi nilon với mục đích khuyến khích người tiêu dùng giảm sử dụng, thúc đẩy các giải pháp thân thiện với môi trường trên toàn thế giới. Đây là năm thứ 2 Việt Nam tham gia hưởng ứng sự kiện này.
Tại Việt Nam, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm cả nước thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, trong đó có khoảng hơn 30 tỷ túi nilon. Trung bình, mỗi hộ gia đình Việt Nam sử dụng khoảng 1 kg túi nilon mỗi tháng; hơn 80% số đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần, số lượng được xử lý rất ít.
Thống kê của Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho thấy, lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam khoảng 8%-12% chất thải rắn sinh hoạt nhưng chỉ có khoảng 11%-12% được xử lý, tái chế, số còn lại chủ yếu là chôn lấp, đốt và thải ra ngoài môi trường.
Tại các đô thị, lượng túi nilon được tiêu thụ khoảng 10,48 - 52,4 tấn/ngày; trong số này chỉ khoảng 17% số túi được thường xuyên tái sử dụng.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế không sử dụng túi nylon 2024, từ 29-6 đến 3-7 với thông điệp "Bớt túi nilon, thêm nhiều mầm sống", các cửa hàng siêu thị, trung tâm thương mại (TH true mart, Central Retail Việt Nam, AEON Việt Nam, LOTTE Mart Việt Nam…) có nhiều hoạt động được tổ chức: mini game hỏi và đáp về kiến thức liên quan đến rác thải nhựa; Vòng quay may mắn; Ghé thăm Tiệm chụp ảnh check-in; Lời nhắn gửi tương lai; Cuộc thi trực tuyến "Bớt túi nilon, thêm nhiều mầm sống".
Cục Khoa học, công nghệ và đào tạo Bộ Y tế đang chủ trì xây dựng dự thảo mới sửa đổi thông tư 04/2020 về nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng của Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học tại Việt Nam.
Theo TS Hoàng Hoa Sơn, thành viên nhóm xây dựng dự thảo, quy định mới nhằm thúc đẩy hoạt động của Hội đồng Đạo đức, qua đó bảo vệ quyền, sự an toàn của người tình nguyện tham gia thử nghiệm thuốc, vắc xin, sinh phẩm, trang thiết bị y tế.
Thời gian qua, đặc biệt là trong dịch COVID-19, các nhà khoa học Việt Nam đã tham gia/thực hiện nhiều nghiên cứu sản xuất vắc xin, thuốc... phục vụ khám chữa bệnh. Việc có hướng dẫn mới nhằm đảm bảo an toàn cho người tình nguyện, còn bảo đảm chất lượng dữ liệu, hướng dẫn giám sát, theo dõi tiến độ các nghiên cứu khoa học liên quan đến sức khỏe.
Thầy thuốc nhân dân, GS.TS.BS Nguyễn Huy Dung, người từng chăm sóc sức khỏe Bác Hồ, người thầy lớn của nhiều thế hệ bác sĩ giỏi, đã từ trần.
Mỗi ngày, một bác sĩ tại khoa dịch kính võng mạc Bệnh viện Mắt TP.HCM đã khám đến 3 - 5 ca bị đột quỵ mắt…
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình phê bình giám đốc Sở Y tế liên quan việc chậm trễ trong tham mưu nội dung công việc, dù đã được giao nhiệm vụ từ tháng 11-2023.
Ngày 21-3, đại diện gia đình sản phụ tử vong ở Đồng Tháp đã tố bệnh viện tắc trách, biết chị D. nhóm máu hiếm nhưng không kịp thời tư vấn, quá trình đỡ đẻ không có bác sĩ chuyên môn.
Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện công khai đường dây nóng, ghi nhận thông tin phản ảnh của người dân.
Nghiên cứu cho thấy thế hệ X (sinh 1965 đến 1980) và Millennials (sinh 1981 đến 1996) có nguy cơ mắc 17 loại ung thư cao hơn thế hệ trước đó.
Cuộc chạy đua cứu cậu bé hồi hộp đến khó tin, như câu chuyện cổ tích được viết bởi tình yêu thương của rất nhiều người...
Đây là người phụ nữ lớn tuổi nhất đến thời điểm này sinh con tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng.
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác ngành y tế TP.HCM và 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra tại Cần Thơ sáng 21-7.