Viện Đại học Sydney Việt Nam và cuộc chiến chống lao
Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm phổ biến, có thuốc chữa trị nhưng vẫn gây tử vong cho rất nhiều người. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 170.000 người mắc bệnh lao và 12.000 người chết vì căn bệnh này. Việt Nam là một trong nhóm 11 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và bệnh lao đa kháng thuốc cao nhất.
Chỉ khoảng 60% người mắc bệnh lao được phát hiện và điều trị; có nghĩa là có tới 40% người mắc bệnh lao không được điều trị, vẫn ở trong cộng đồng và có thể lây bệnh cho người khác.
Tuy đã có những tiến bộ đáng kể trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh lao, bao gồm các phương pháp xét nghiệm hiện đại và thuốc điều trị hiệu quả, tại sao căn bệnh này vẫn tiếp tục cướp đi sinh mạng của nhiều người trên thế giới?
Câu hỏi nhức nhối này khiến các nhà khoa học phải nhìn nhận một cách toàn diện vào nhiều yếu tố phức tạp, từ những hạn chế trong tiếp cận dịch vụ y tế, sự thiếu hiểu biết về bệnh, đến những yếu tố xã hội và kinh tế, và sự lãng quên của con người với căn bệnh có tuổi đời hàng trăm năm này.
Thấu hiểu tầm quan trọng của vấn đề này, các nhà khoa học tại Đại học Sydney đang làm việc cùng Viện Đại học Sydney Việt Nam để đưa ra các sáng kiến nhằm phát hiện, phòng ngừa và điều trị bệnh lao.
Kể từ năm 2009, hàng chục nhà nghiên cứu Việt Nam và quốc tế, tiêu biểu như Giáo sư Greg Fox từ Đại học Sydney, Giáo sư Guy Marks từ Đại học New South Wales, Giáo sư Nguyễn Thu Anh từ Viện Đại học Sydney Việt Nam... đã hợp tác với Chương trình Chống lao Quốc gia của Việt Nam để tìm kiếm các phương pháp chẩn đoán, điều trị mới cũng như các phương pháp can thiệp cộng đồng nhằm giúp người dân được sàng lọc, chẩn đoán và điều trị hiệu quả bệnh lao, đồng thời cắt đứt nguồn lây của căn bệnh nguy hiểm này.
Những nỗ lực không mệt mỏi của đội ngũ các nhà khoa học đã được Chính phủ Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ năm 2022. Những sáng kiến khoa học của họ không chỉ mang lại lợi ích cho người dân Việt Nam mà còn góp phần quan trọng vào cuộc chiến toàn cầu chống lại bệnh lao, cứu sống hàng triệu người trên thế giới.
Nhằm thúc đẩy cuộc chiến chống bệnh lao nói riêng và thực hiện các nghiên cứu đa ngành nói chung, Đại học Sydney đã thành lập doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận - Viện Đại học Sydney Việt Nam.
Được Chính phủ Úc và các nhà tài trợ quốc tế cam kết khoản tài trợ phi lợi nhuận lên đến 40-45 triệu đô la Úc, Viện đặt mục tiêu xây dựng một mạng lưới các nhà nghiên cứu khoa học đa lĩnh vực, bao gồm y tế, nông nghiệp, nghệ thuật, khoa học xã hội, kinh doanh, và các sáng kiến Net Zero để phát triển các giải pháp sáng tạo và hiệu quả, cải thiện cuộc sống của người dân, xã hội và môi trường.
Việc thành lập Viện đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình thúc đẩy năng lực nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, khi Viện là một trong những doanh nghiệp xã hội có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Viện có trụ sở chính đặt tại TP Hồ Chí Minh và hai văn phòng tại các thành phố Hà Nội và Cần Thơ.
Hiện nay, Viện đang triển khai nghiên cứu mới nhằm tìm kiếm phác đồ điều trị lao kháng đơn thuốc INH, một loại lao chiếm 20% tổng số người bệnh ở Việt Nam mà tới nay vẫn chưa có phác đồ điều trị hiệu quả nào.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu từ Đại học Sydney đang hợp tác với Viện Nghiên cứu Y khoa Bill & Melinda Gates (Gates MRI) để đánh giá một loại vắc-xin lao mới - loại có tiềm năng nhất trong suốt 100 năm qua, có thể giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh lao ở những người có nguy cơ phát triển bệnh. Viện Đại học Sydney Việt Nam sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam.
Giáo sư Greg Fox chia sẻ thêm: "Sự hợp tác giữa Viện Đại học Sydney và chương trình Chống Lao Quốc Gia Việt Nam đã đóng góp một cách hiệu quả cho hoạt động sàng lọc và điều trị bệnh lao tại Việt Nam. Tới đây, những phương pháp này còn có thể áp dụng cho nhiều quốc gia khác".
Một trọng tài người Pakistan bị nhồi máu cơ tim cấp trong khi đang ở Đà Nẵng để điều hành một giải đấu.
Xây dựng mới Bệnh viện Tâm thần và Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình là hai nội dung quan trọng vừa được giám đốc Sở Y tế TP.HCM kiến nghị UBND TP.HCM xem xét.
Việc không quản lý được đường thở có thể làm người bệnh tử vong ngay hoặc thần kinh trung ương không hồi phục. Lần đầu tiên hội nghị quốc tế về quản lý đường thở được tổ chức tại một nước Đông Nam Á là Việt Nam.
Mạng xã hội và thương mại điện tử đã biến những công thức và cách làm thuốc nổ thành các cỗ máy giết người.
Ca nghi mắc đậu mùa khỉ ở Đà Nẵng được Viện Pasteur Nha Trang trả kết quả là bệnh tay chân miệng.
Các nhà nghiên cứu phát hiện người Ai Cập đã thực hiện những ca phẫu thuật đòi hỏi kỹ thuật cao để điều trị ung thư não từ hơn 4.000 năm trước.
Số ca sởi đang tăng nhanh và có xu hướng dịch chuyển lên nhóm tuổi lớn hơn.
Riêng Văn phòng Bảo hiểm xã hội TP.HCM vẫn tiếp tục duy trì, bố trí viên chức làm việc vào sáng thứ bảy tại bộ phận một cửa cơ quan bảo hiểm xã hội như hiện nay.
Chiều 13-9, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết số người bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì Phượng ở Hội An lên tới 91 người, trong đó có 34 người nước ngoài.