Hai lần trở về của Nguyễn Quốc Thắng

10:20 22/09/2024

Ghi dấu 10 năm chuyên tâm, đi sâu vào chất liệu bột màu - báo cũ, ngày 23.9 tới họa sĩ gốc Hải Phòng - Nguyễn Quốc Thắng có cuộc trưng bày triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Về” tại Hà Nội. Triển lãm ra mắt cuốn sách cùng tên, kèm hơn 50 bức tranh chọn lọc từ gần 400 tác phẩm bột màu báo cũ phần nào khái quát chặng đường nghệ thuật họa sĩ theo đuổi.

Với 4 chủ đề khác nhau: Phong cảnh, Tĩnh vật, Lễ hội, Thuyền không, các bức tranh hội chung một điểm bởi màu sắc tươi tắn và sự khoáng hoạt của nó. Trắng, hồng, vàng, xanh... các mảng màu bông xốp, đan cài kết nối bởi mạch cảm xúc của họa sĩ đã tạo luồng sinh khí tươi mới thu hút người xem.

Có hai sự trở về rõ rệt khi nhìn ngắm các tác phẩm: Một là trở về làng, và hai là trở về với chất liệu bột màu. Sự trở về này cũng chính là con đường họa sĩ đã đi, và đến để thấy chính mình.

1.

Sinh ra và lớn lên ở thành phố Hải Phòng, trong một gia đình yêu nghệ thuật, cha là họa sĩ Nguyễn Quốc Thái (1943 - 2020), Nguyễn Quốc Thắng đến với hội họa một cách tự nhiên. Cha không áp đặt anh vào khuôn khổ, cho anh được hoàn toàn tự do nhìn gì, thích gì vẽ nấy. Với tính cách “từ bé đã cảm thấy ngại giao tiếp”, vẽ tranh là một cách thích hợp để Nguyễn Quốc Thắng bộc lộ bản thân mình.

Gắn bó với Hải Phòng nhưng cuối cùng Thắng lại chọn bến đỗ là làng Cự Đà (Hà Nội). Sự trở về thứ nhất này do duyên, mà khởi duyên là mối thiện cảm anh dành cho cảnh trí làng quê từ ngày còn là sinh viên về làng thực tế. “Vẻ mộc mạc, đơn sơ với những con đường, ngõ xóm, những ngôi nhà 2 gian 3 chái, nhà ngang, nhà dọc, những mảng tường bong tróc” ở Vân Đình cuối những năm 1990 hoàn toàn cuốn hút anh với màu sắc hội họa.

Gần 20 năm sau anh đến Cự Đà, Khúc Thủy - hai làng ở ngoại thành Hà Nội đẹp và gợi đúng niềm yêu thích làng cổ từ trước. Nhưng Cự Đà còn có một vẻ đẹp nữa, là có những ngôi nhà với lối kiến trúc Pháp cổ đan xen kiến trúc truyền thống, tạo nên sự hòa trộn độc đáo, khó lẫn.

Sống ở làng, “ngắm làng, ngấm làng”, cho nên làng là cảm hứng cho rất nhiều bức vẽ của Quốc Thắng - điều này không có gì khó hiểu. Trong tranh của Thắng, làng có một sắc thái mới, thoát khỏi hình dung thông thường của nhiều người về làng cổ với vẻ yên tĩnh, trầm mặc bấy lâu; ở đây sinh khí làng trong những ngày Tết và lễ hội tràn ngập các bức tranh. Đó cũng là cảm xúc hân hoan của anh khi “nói” về làng bằng hội họa.

Cảm xúc này lôi cuốn họa sĩ đến những miền đất khác: Lào Cai, Cao Bằng, Ninh Thuận, Hải Phòng..., bảng màu bừng sáng rực rỡ vẫn luôn là dấu ấn họa sĩ muốn ghi vào. Một phong cảnh ở không gian rộng hay một tĩnh vật trong không gian hẹp, họa sĩ vẫn tìm được góc cận để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của mình. Những con người trong sinh hoạt làng: Ngày Tết, ngày Rằm Trung thu hay trong các lễ hội vừa là chứng nhân vừa bảo lưu những giá trị cả về mặt vật thể lẫn phi vật thể. Chính những chủ nhân này đã thổi hồn vào làng, làm sống dậy ký ức, nuôi dưỡng tinh thần, văn hóa cho cả một cộng đồng.

Họa sĩ đã nhìn ra một tổng thể nhuần nhuyễn, nơi đó nhà không chỉ là nhà, đình, chùa không chỉ là đình, là chùa, con người không xuất hiện đơn lẻ... Tất cả sóng đôi: Cảnh với người, thần và Phật, lễ và hội, quá khứ và hiện tại làm ra nếp làng, sinh khí của làng. Không ngẫu nhiên mà bạn bè gọi Quốc Thắng là “Thắng làng”, bởi chất làng ở trong cả con người và tranh vẽ của anh.

Lễ hội làng Cự Đà, 2022. Ảnh: Quốc Thắng

2.

Nếu sự trở về thứ nhất bởi khởi duyên, thì sự trở về thứ hai bởi tư chất họa sĩ. Một người từng “ngại giao tiếp” nhưng “không chịu gò bó và phản kháng ngay nếu bị gò ép” đã chọn chất liệu bột màu để thể hiện tư duy, cảm xúc mạnh mẽ của mình về làng. Nguyễn Quốc Thắng từng vẽ mực tàu, sơn dầu, acrylic, nhưng anh lần lượt nhận ra tất cả các ưu và nhược điểm của từng loại chất liệu, cuối cùng bột màu là chất liệu thích hợp nhất bộc lộ được tạng tính trên tranh.

Bột màu cho phép anh ghi lại cảm xúc với tốc độ nhanh, bề mặt bông xốp, đường nét phóng khoáng mà màu sắc, tương quan trong bức tranh vẫn uyển chuyển. Chất liệu vốn được dùng trong phác thảo, hoặc sáng tác trong thời kỳ khó khăn về họa phẩm của nhiều họa sĩ, nay lại trở thành một lựa chọn hữu dụng. Thời gian làm việc chuyên tâm với bột màu khiến Thắng hiểu và cảm chất liệu ở bề sâu của nó.

Hai điểm trong sử dụng chất liệu bột màu nhiều người vướng phải, đó là nếu không chú ý thì tranh vẽ dễ bị bạc và khi chồng các lớp màu chúng không “ăn” với nhau. Nguyên nhân của việc tranh bạc là do thói quen pha màu nguyên với màu trắng để tạo ra sắc độ, song càng pha trắng nhiều thì càng bạc. Còn nguyên nhân của việc chồng các lớp màu nhưng chúng không “ăn” với nhau là do người vẽ xử lý chậm, một bức tranh bột màu vẽ quá lâu sẽ khiến lớp màu trước bị khô, nên lớp màu vẽ sau không “kết dính” được với lớp trước. Điểm vướng phải thứ hai chính họa sĩ Đỗ Phấn chia sẻ với Nguyễn Quốc Thắng thời gian anh luyện thi vào trường Đại học Mỹ thuật. Sự không ăn nhập này ví như “một bức tranh đã xong bị dính một vệt màu ở chỗ khác vào”.

Tốc độ vẽ nhanh để xử lý sự kết dính bột màu, theo họa sĩ Quốc Thắng trong vòng trên dưới 2 tiếng một chút, không nên vẽ lâu từ 3 - 4 tiếng. Thay vì vẽ bằng bút vẽ đầu nhỏ, họa sĩ sử dụng panh-xô (chổi vẽ) bản rộng cỡ 3 - 4 ngón tay. Dụng cụ này cũng để phù hợp cho việc tạo ra những mảng màu phóng khoáng, diễn tả mạch cảm xúc nhanh, ào ạt khắp bề mặt tranh.

Là một người học chuyên ngành đồ họa truyền thống, họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng giữ được bảng màu mạnh của các dòng tranh dân gian Việt Nam như Đông Hồ, Hàng Trống trong thể hiện tác phẩm của mình. Những màu của Tết, của lễ hội rực rỡ tưng bừng không ngừng chuyển động trên mặt tranh. Tuy nhiên chúng không “trôi nổi” trong không gian, mà in vào không gian, do có màu đen (nhiều hay ít) vừa làm nền vừa tạo nhịp điệu. Màu đen chính là màu đầu tiên họa sĩ sử dụng khi bắt đầu vẽ một bức tranh.

Màu đen cũng chính là màu chủ đạo của báo cũ mà họa sĩ vẽ lên. Bột màu vẽ lên báo cũ tưởng rẻ tiền và dễ dàng bỏ đi, lại trở thành sự kết hợp thú vị. Những chữ che khuất, những chữ còn ló rạng, những miếng màu xốp nhẹ luồn, bám vào nhau tạo nên dư vị vừa lãng mạn vừa xôn xao. Với sự kết hợp này, Nguyễn Quốc Thắng đã làm đẹp cho cả bột màu và báo cũ, làm đẹp cho làng, cho đời sống bằng cả nhiệt tâm và thiện lành của mình.

Nghệ thuật là sự phản chiếu người nghệ sĩ ở tất cả các bình diện: Nhân sinh quan, thế giới gian, thẩm mỹ, tâm hồn... mà khi thưởng ngoạn người xem đều có thể cảm nhận. Mỗi một năng lượng tốt lành là một tín hiệu đẹp, dẫn người xem và chính tác giả về phía chân trời nơi cầu vồng hiển hiện - cho dù trước đó có thể giông gió, bão tố vừa đi qua.

- Họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng sinh năm 1976, quê quán Hải Phòng.

Anh tốt nghiệp Khoa Đồ họa truyền thống, Đại học Mỹ thuật Hà Nội (nay là Đại học Mỹ thuật Việt Nam) năm 2001.

Họa sĩ sống và làm việc ở làng cổ Cự Đà (Hà Nội) từ 2013 đến nay.

- Triển lãm “Về” bày hơn 50 bức tranh chất liệu bột màu báo cũ chọn lọc.

Khai mạc lúc 10 giờ ngày 23.9, trưng bày đến 27.9.2024.

Địa điểm: Phòng Trưng bày Nghệ thuật NXB Hội Nhà văn Việt Nam, 65 Nguyễn Du, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Cuốn sách cùng tên “Về” do NXB Hội Nhà văn ấn hành, tuyển chọn in các tranh vẽ tiêu biểu của họa sĩ, kèm một số bài viết nhận xét của bạn bè, đồng nghiệp.

Có thể bạn quan tâm
Bà nội đối xử không công bằng với bố mẹ tôi

Bà nội đối xử không công bằng với bố mẹ tôi

12:30 29/12/2023

Ngày bố mẹ cưới, bà nội kịch liệt phản đối với lý do mẹ không xứng với bố, mẹ xuất thân con nhà nông.

Trao thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023

Trao thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023

08:40 20/09/2024

Các tác giả Ngô Phương Lan, Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Nguyễn Sĩ Đại nhận tặng thưởng mức B.

Người nước ngoài thán phục khi đến hầm vũ khí chiến sĩ Biệt động Sài Gòn

Người nước ngoài thán phục khi đến hầm vũ khí chiến sĩ Biệt động Sài Gòn

06:30 30/04/2023

Căn hầm trong ngôi nhà số 287/70 đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP Hồ Chí Minh từng là nơi chứa hơn 2 tấn vũ khí các loại để các...

Khánh Hòa xây dựng phim trường, phát triển du lịch qua điện ảnh

Khánh Hòa xây dựng phim trường, phát triển du lịch qua điện ảnh

06:00 18/06/2023

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đề nghị tỉnh Khánh Hòa sớm xây dựng, hoàn thiện, triển khai hiệu quả cơ chế chính sách thu hút đầu tư về điện ảnh, du lịch một cách khẩn trương và bền vững.

Hàng nghìn sinh viên sôi nổi tham gia ngày hội kết nối

Hàng nghìn sinh viên sôi nổi tham gia ngày hội kết nối

20:25 27/03/2024

Trong khuôn khổ kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn, hàng nghìn sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam đã tham gia ngày hội kết nối với chuỗi hoạt động sôi nổi.

Bé trai 3 tuổi chơi trước sân nhà bị chó dại cắn đứt lưỡi

Bé trai 3 tuổi chơi trước sân nhà bị chó dại cắn đứt lưỡi

16:00 29/03/2023

Đang chơi trước sân nhà, bé trai 3 tuổi ở Cà Mau bất ngờ bị chó dại cắn đứt nửa bên lưỡi, được đưa lên bệnh viện ở TP.HCM điều trị.

Học ngoại ngữ để làm ngoại giao, kết nối thanh niên thế giới vì hòa bình

Học ngoại ngữ để làm ngoại giao, kết nối thanh niên thế giới vì hòa bình

19:50 11/05/2024

Bà Tôn Nữ Thị Ninh - nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, nhắn gửi ý tưởng trên với các đại biểu dự Đại hội Thanh niên tiên tiến TP.HCM làm theo lời Bác 2024.

Việt Nam công bố hết dịch COVID-19 được chưa?

Việt Nam công bố hết dịch COVID-19 được chưa?

09:00 17/12/2023

Cách đây 2 tháng, dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A được chuyển sang nhóm B nhưng đến nay VN vẫn chưa công bố hết dịch.

Quyết định 'trả' chồng lại cho bố mẹ anh

Quyết định 'trả' chồng lại cho bố mẹ anh

23:30 14/07/2024

Sau tất cả tổn thương cũng chẳng để làm gì, tôi nhận lỗi về mình vì tự mình đi con đường khó này.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới