Cột sắt 6 tấn phơi nắng mưa cả ngàn năm không hề gỉ sét

02:20 24/06/2024

Có rất nhiều yếu tố khiến cho cột sắt này không bị gỉ sét suốt 1.600 năm.

Cột sắt nổi tiếng của New Delhi nằm bên trong khu phức hợp Qutb Minar đã được UNESCO công nhận - Ảnh: Allen Brown/Alamy Stock Photo

Theo kênh CNN, khu phức hợp Qutb Minar được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới tại thành phố New Delhi, Ấn Độ có một công trình kiến trúc bằng sắt đứng vững suốt 1.600 năm mà không hề bị gỉ sét, dù tiếp xúc với nhiều điều kiện khắc nghiệt. Điều này nghe có vẻ bất hợp lý, bởi thời điểm mà nó được xây dựng không hề có sự hỗ trợ của công nghệ cao.

Cây cột sắt khổng lồ này có chiều cao 7,21m, đường kính 41cm và nặng khoảng 6 tấn.

Du khách chỉ cần bước vào sân trong của đền thờ Hồi giáo Quwwat-ul-Islam Mosque sẽ nhìn thấy cây cột sắt này với phần đỉnh trang trí trông có vẻ cổ xưa hơn cả khu phức hợp. Với vẻ ngoài đó, nhiều người đã đặt câu hỏi vì sao cột sắt này có thể chống chọi với sự ăn mòn trong thời gian dài như vậy?

Yếu tố bất ngờ về cây cột sắt ngàn năm

Thông thường, các công trình được kết cấu từ sắt và hợp kim sắt khi tiếp xúc với không khí hoặc hơi ẩm sẽ bị oxy hóa theo thời gian, khiến chúng bị gỉ sét trừ khi chúng được bảo vệ. Ví dụ như tháp Eiffel được sơn bằng những lớp sơn đặc biệt.

Các nhà khoa học Ấn Độ và nước ngoài đã bắt đầu nghiên cứu cây cột sắt này vào năm 1912, để tìm ra lý do giải thích vì sao công trình không bị ăn mòn.

Đến năm 2003, các chuyên gia tại Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT) ở thành phố Bắc Kanpur mới giải mã được bí ẩn và tiết lộ câu trả lời trên tạp chí Current Science.

Nhà thờ Hồi giáo Quwwat-ul-Islam là một phần của khu phức hợp Qutb Minar đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới - Ảnh: Getty Images

Sau khi lấy mẫu để phân tích, họ phát hiện ra cây cột sắt có hàm lượng phốt pho rất cao (chiếm khoảng 1%) và thiếu lưu huỳnh, magie. Kết cấu của nó không giống như sắt hiện đại. Những người thợ thời xưa đã sử dụng kỹ thuật "hàn bằng rèn". Đó là họ làm nóng sắt sau đó dùng búa nện, để giữ nguyên hàm lượng phốt pho.

Theo nhà luyện kim R. Balasubramaniam, phương pháp này góp phần tạo nên sức bền cho cây cột. Ông cũng ca ngợi sự khéo léo của người xưa, đồng thời mô tả cây cột sắt là "bằng chứng sống động cho thấy năng lực luyện kim của người Ấn Độ xưa".

Trên thực tế, độ bền của cây cột sắt được lưu lại trong nhiều tài liệu lịch sử. Trong một tài liệu cổ, một sự cố xảy ra vào thế kỷ 18 là một viên đạn được bắn vào cây cột nhưng cột không hề hấn gì.

Truyền thuyết xung quanh cây cột sắt

Nguồn gốc của cây cột sắt cũng được cho là một bí ẩn chưa được giải đáp. Có giả thuyết là công trình được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ V, dưới thời trị vì của Chandragupta II, một trong những vị hoàng đế quyền lực nhất của Đế chế Gupta.

Theo truyền thuyết này, cây cột được dựng lên trong đền Varah thuộc hang Udayagiri, gần Vidisha ở Madhya Pradesh, như một tượng đài chiến thắng dành riêng cho thần Vishnu. Trước đó, cây cột được cho là từng có tượng Garuda, vật cưỡi của thần Vishnu nằm ở trên đỉnh. Tuy nhiên sau đó bức tượng này đã biến mất.

Cận cảnh dòng chữ trên cột sắt - Ảnh: Stuart Forster/Shutterstock

Một giả thuyết khác do nhà hoạt động di sản và nhà giáo dục Vikramjit Singh Rooprai đưa ra. Theo đó, cây cột có thể đã được Varāhamihira, một nhà thiên văn học nổi tiếng trong triều đình của vua Vikramaditya, mua lại. Sở dĩ ông nói vậy là bởi trong một cuốn sách của Varāhamihir từng mô tả chi tiết về việc sử dụng một cây cột để tính toán vị trí thiên thể, nhật thực và các hiện tượng thiên văn khác. Chính vì thế, khi chuyển từ Vidisha đến Mihirapuri (nay là Mehrauli), nơi ông thành lập một đài thiên văn, có khả năng ông đã mang theo cây cột để tiếp tục sử dụng trong nghiên cứu của mình.

Ngoài ra, một số tài liệu lịch sử ghi nhận nhiều nhân vật nổi tiếng như Raja Anangpal của triều đại Tomar, Iltutmish và Qutbuddin Aibek đã di dời cây cột đến khu phức hợp Qutb Minar.

Trong sử thi Prithviraj Raso do Chand Bardai, một cận thần trong triều đại Chahamana dưới thời vua Prithviraj Chauhan, viết đã nhắc tới trụ sắt có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc bảo vệ Trái đất.

Nỗ lực bảo tồn

Mặc dù cây cột sắt không bị hư hại vì thời tiết, nhưng các nhà khoa học lo lắng nó bị ảnh hưởng từ sự cọ xát vật lý. Có một truyền thuyết rằng những ai sờ tay lên cây cột sắt Qutub Minar sẽ được may mắn, nên rất đông người dân địa phương và du khách kéo tới đây, dẫn tới việc di tích nổi tiếng này bị bạc màu trông thấy.

Do đó, các nhà chức trách địa phương đã dựng một hàng rào bảo vệ xung quanh cây cột sắt.

Khu phức hợp Qutub Minar được đặt theo tên của tòa tháp bằng đá sa thạch màu đỏ này - Ảnh: Ravi Pratap Singh/iStockphoto/Getty

Chia sẻ với CNN, kiến trúc sư bảo tồn và chuyên gia di sản Pragya Nagar cho hay việc bảo tồn cột trụ này rất quan trọng với cả khu di tích phức hợp, bất chấp nhiều khu vực xung quanh đã bị phá hủy và nhiều lần phải trùng tu.

"Nếu nhìn vào mặt kỹ thuật được sử dụng để tạo ra cây cột sắt, ngoài việc giúp chúng ta tìm hiểu về nguồn gốc cổ xưa, ta có thể tận dụng phương pháp tương tự nhằm phát triển các vật liệu thay thế bền vững. Chúng có thể giúp giảm thiểu tác hại tới môi trường liên quan tới quá trình như chiết xuất kim loại".

Có thể bạn quan tâm
Nhóm thực khách nôn ra máu sau khi ăn món đá khô tráng miệng

Nhóm thực khách nôn ra máu sau khi ăn món đá khô tráng miệng

14:50 07/03/2024

5 thực khách bị nôn ra máu, nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi được phục vụ món đá khô tráng miệng tại nhà hàng Ấn Độ.

Những điểm lặn biển ngắm san hô dọc Việt Nam

Những điểm lặn biển ngắm san hô dọc Việt Nam

01:30 24/06/2024

Vùng biển Quảng Ninh, Quảng Nam, Khánh Hòa, Quy Nhơn, Phú Quốc, Côn Đảo đều cung cấp các dịch vụ lặn biển ngắm san hô.

Công bố Lễ hội Thanh niên Youth Fest 2023 tại TP.HCM

Công bố Lễ hội Thanh niên Youth Fest 2023 tại TP.HCM

20:00 17/03/2023

Chiều 17-3, Thành Đoàn, Hội LHTN Việt Nam cùng Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM giới thiệu Lễ hội Thanh niên Youth Fest năm 2023, sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 26-3.

Bác sĩ cứu hàng trăm bệnh nhân ung thư lưỡi

Bác sĩ cứu hàng trăm bệnh nhân ung thư lưỡi

09:40 27/02/2024

Đối với những bệnh nhân không may chẩn đoán mắc bệnh ung thư lưỡi giai đoạn cuối, tỉ lệ tử vong diễn ra trong vòng vài tháng là rất cao....

Quốc gia có luật cho nhân viên phớt lờ sếp sau giờ làm

Quốc gia có luật cho nhân viên phớt lờ sếp sau giờ làm

04:00 27/08/2024

Người lao động Australia có thể bỏ qua tin nhắn, email, cuộc gọi của cấp trên theo luật về 'quyền ngắt kết nối' ngoài giờ làm, có hiệu lực từ 26/8.

Sản phụ đẻ rơi con trước cổng bệnh viện

Sản phụ đẻ rơi con trước cổng bệnh viện

15:50 16/11/2023

Trên đường vào viện sinh con, chị Linh vỡ ối, chồng quyết định lái xe đến nơi gần nhất, vừa đến cổng bệnh viện Tâm Anh là em bé lọt lòng.

Ấm áp tình người trong bão lũ qua tranh của Lê Sa Long

Ấm áp tình người trong bão lũ qua tranh của Lê Sa Long

16:50 15/09/2024

Đồng cảm, xúc động trước những đau thương, mất mát của đồng bào miền Bắc do bão lũ gây ra, họa sĩ Lê Sa Long vẽ bộ tranh 'Thương lắm, đồng bào tôi…'.

Hà Nội huy động 5.000 tình nguyện viên hỗ trợ thí sinh thi tốt nghiệp THPT

Hà Nội huy động 5.000 tình nguyện viên hỗ trợ thí sinh thi tốt nghiệp THPT

16:10 19/06/2024

Anh Nguyễn Tiến Hưng - Phó Bí thư Thành Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên TP Hà Nội cho biết, sẽ huy động khoảng 5.000 thanh niên tình nguyện cắm chốt tại các điểm thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 để hỗ trợ thí sinh và người nhà, trong đó có đội hình xe ôm 0 đồng có thể đưa đón thí sinh.

Kiều bào trẻ phát huy vai trò Đại sứ du lịch Việt Nam ở nước ngoài

Kiều bào trẻ phát huy vai trò Đại sứ du lịch Việt Nam ở nước ngoài

18:30 01/08/2023

Ngày 1/8, tại Đà Nẵng, trong khuôn khổ chương trình Trại hè Việt Nam năm 2023, 120 đại biểu kiều bào đã tham dự Diễn đàn “Tuổi trẻ kiều bào phát huy vai trò Đại sứ du lịch Việt Nam ở nước ngoài” nhằm giúp các thanh niên kiều bào hiểu hơn về du lịch Việt Nam và thành phố Đà Nẵng, qua đó tăng cường ý thức của các bạn trẻ về vai trò của mình trong việc kết nối, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới