2.000 năm trước, tại cái nôi của nền văn hóa Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), người Việt cổ đã biết làm muối dựa trên những triền đá giáp biển, kề núi. Công nghệ làm muối này được kế thừa mãi đến tận ngày nay.
Việc phát hiện cánh đồng muối trên đá mà người dân địa phương gọi là trảng muối đã lý giải bí ẩn mà nhiều thế hệ nghiên cứu tìm kiếm, đó là người Việt cổ đã làm muối thế nào?
Làng du lịch cộng đồng Gò Cỏ (phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi) chừng chục năm trước là nơi ẩn tích, không mấy người biết đến.
Ngôi làng nép mình bên biển, cách biệt với những khu dân cư bên cạnh bởi triền cát rộng lớn. Mãi cho đến khi những chuyên gia khảo sát công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh giong thuyền dọc biển phát hiện ngôi làng nhỏ trùng trùng di sản, di tích xuyên suốt qua các nền văn hóa Sa Huỳnh - Champa - Đại Việt.
Ở đây, đá xếp tầng, từ giếng nước, công trình thủy lợi, con đường xuyên núi, bia... đều bằng đá. Chẳng ai biết có từ bao giờ, người dân chỉ kế thừa hết thế hệ này sang thế hệ khác.
Trảng muối, nơi người làng Gò Cỏ được tổ tiên dạy tận dụng thủy triều chảy vào các ô tích nước dọc biển, lấy nước biển ở đó mang lên những triền đá bằng phẳng phơi sẽ có muối tinh.
Bà Bùi Thị Vân (70 tuổi, làng Gò Cỏ) nói: "Từ chiến tranh đến tận bây giờ, làng chúng tôi tự cung tự cấp muối nhờ vào việc làm muối trên đá. Tôi cũng được ông nội và cha dạy. Ông nội tôi khi còn sống nói được ông bà chỉ dạy nên truyền lại cho chúng tôi".
Mùa này trời nắng to, bà Vân và nhiều phụ nữ ở làng Gò Cỏ quảy đôi gánh ra trảng muối, múc nước biển thêm vào những ruộng muối đang kết tinh trên đá. Nửa tháng bà lại có chục ký muối trắng, thế là cả năm dùng mà không cần mua.
Khu vực triền đá rộng khoảng 10ha mà bà con gọi là trảng muối ấy lưu chứa "công nghệ" làm muối của người Việt cổ. Đó là những ô đá thấp, thủy triều chiều hôm trước dâng lên chứa đầy, phơi nắng mãi đến trưa hôm sau sẽ có độ mặn hơn nước biển bình thường.
Rồi người dân cứ múc nước ở các ô chứa ấy lên phơi, mỗi ngày lại châm nước để tăng độ dày, cho đến khi muối kết tinh thành hạt thì thu hoạch.
Có lẽ, trảng muối ấy mãi mãi vẫn là nơi làm muối truyền đời, nếu như không có tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi - phó giám đốc Bảo tàng Quảng Ngãi, người cả đời chỉ nghiên cứu nền văn hóa Sa Huỳnh được giới nghiên cứu gọi với cái tên thân thương "ông Sa Huỳnh" - phát hiện.
Mới đây, ông Khôi đi khảo cứu văn hóa Sa Huỳnh ở cái nôi của nền văn hóa này, khi ghé làng Gò Cỏ ông thấy các cụ già quảy gánh đi thu hoạch muối. Tò mò đi theo và rồi ông ồ lên khi phát hiện đồng muối trên đá.
Dấu tích quá rõ ràng bởi nền đá bằng phẳng thẫm màu. Dạo quanh khu vực rộng 10ha, những phiến đá bằng phẳng có chung đặc điểm bị clorua xâm nhập, vỏ đá bị mòn, kết tinh những huyền bí cổ xưa.
Ông Khôi đã lật mở được câu hỏi: "Tất cả những di tích khảo cổ nền văn hóa Sa Huỳnh đều gắn liền với chữ "diêm", vậy tại cái nôi của nền văn hóa Sa Huỳnh, người Việt cổ làm muối ở đâu?".
"Bởi đồng muối Sa Huỳnh được lịch sử ghi lại chỉ xuất hiện vài trăm năm trở lại đây, còn nền văn hóa Sa Huỳnh có niên đại khoảng 3.000 năm trước. Hóa ra là ở cái nơi bà con gọi là trảng muối này", ông Khôi nói.
Ông Khôi bảo rằng việc người Việt cổ làm muối không quá bất ngờ. Bởi hiện vật khảo cổ chứng minh ở nền văn hóa Sa Huỳnh, người ta đã biết làm thủy tinh, luyện đồng... thì làm muối không quá khó.
Nhất là họ ở khu vực giao thương sầm uất thời cổ đại. Với kinh nghiệm nghiên cứu, ông Khôi khẳng định đồng muối trên đá này có niên đại ít nhất 2.000 năm thông qua mẫu vỏ sò, thạch học tìm thấy.
Nhiều nhà nghiên cứu, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đã đi thực địa tại trảng muối. Phát hiện quý giá này sẽ bổ sung rất lớn vào hồ sơ trình UNESCO công nhận di tích khảo cổ văn hóa Sa Huỳnh là di sản thế giới.
"Cách làm muối trên đá này tương đồng với đồng muối cổ Dương Phố ở Hải Nam, Trung Quốc (niên đại khoảng 800 năm sau Công nguyên).
Đây cũng là minh chứng nền văn hóa của người Việt cổ tồn tại song song và phát triển rực rỡ ở nhiều khía cạnh như nhiều nền văn minh khác trên thế giới", ông Khôi giãi bày.
Hiện tại các nhà nghiên cứu tiếp tục thu thập mẫu hiện vật để xác minh niên đại của nghề làm muối trên cánh đồng đá này. Việc phân tích bao gồm: các mẫu sò thu thập tại trảng muối; phân tích thạch học để hiểu rõ cấu trúc mặt nền ruộng muối; độ bào mòn của đá; thành phần hóa học của muối trên đá...
Chương trình Tiếp sức mùa thi ở Khánh Hòa có gần 700 tình nguyện viên ra quân hỗ trợ, tiếp sức nước, bút… cho thí sinh.
Bệnh viện Việt Đức thiếu một số loại thuốc do chưa thể đấu thầu, bệnh nhân mua ở ngoài trong khi bác sĩ phải điều tiết giảm ca mổ.
Một loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ăn thịt gây chết người hiếm gặp đang lây lan với tốc độ kỷ lục ở Nhật Bản, khiến các quan chức y tế bối rối.
Mình cao 1m62, 62 kg, ngoại hình bình thường, tính tình hiền lành và chất phác.
Phạm Huỳnh Nhật Vi, 21 tuổi, quan hệ tình cảm với Richard, sống tại Mỹ, được ông này gợi ý tìm các bé gái 6-12 tuổi để dụ dỗ quay video khiêu dâm.
Thành Đoàn Hà Nội vừa tổ chức Hành trình vì biển đảo tổ quốc “Tự hào một dải non sông” năm 2024, tại huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng ), với nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực.
Sở Y tế TP HCM ghi nhận gần 20% nhân viên y tế có dấu hiệu trầm cảm, gần 23% gặp tình trạng lo âu và hơn 14% đối mặt với căng thẳng.
Ngày 13/5, tại Thủ đô Hà Nội, Hội đồng Đội T.Ư tổ chức Chương trình Kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 - 15/5/2023) và trao Giải thưởng Kim Đồng cho 122 đội viên tiêu biểu năm học 2022 - 2023.
Trên đường đến viện, sản phụ 18 tuổi chuyển dạ đẻ rơi, nửa thân dưới em bé lọt ra trước nhưng đầu vẫn mắc kẹt trong cơ thể mẹ, 'lành ít dữ nhiều'.