PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Biết khai thác, trường đại học không cần tăng học phí

07:20 13/08/2023

Mới đây, Chính phủ yêu cầu Bộ GDĐT thống nhất với các bộ có liên quan để hoàn thiện dự thảo nghị định theo hướng quy định rõ một số điều khoản về việc chưa triển khai, chưa áp dụng lộ trình cơ chế thu, quản lý học phí quy định tại Nghị định số 81 và không tăng học phí năm học 2023 - 2024. Điều này khiến nhiều trường đại học công lập lo lắng.

Có nguồn thu gấp đôi từ thu học phí

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cho hay, có những nguồn thu cao hơn từ học phí rất nhiều. Nếu trường đại học biết khai thác thì dù không tăng học phí trong 5 năm cũng không sao.

Ông Dũng đưa ra ví dụ, một trường đại học với 30 ngàn sinh viên, mức thu học phí trung bình 25 triệu/năm, nguồn thu từ học phí cộng với học phí học lại, lệ phí sẽ là 750 tỷ.

Trung bình mỗi sinh viên lên thành phố học tập, chi phí ăn ở tốn từ 4-5 triệu/tháng. Với 30 ngàn sinh viên, con số thu được từ dịch vụ cho sinh viên sẽ là 30,000x5 triệu x 10 tháng = 1,500 tỷ - gấp đôi thu từ học phí.

Tuy nhiên nguồn thu này gần như không có trường nào khai thác mà chủ yếu người dân khu vực xung quanh trường hưởng lợi. Nếu tính thêm các dịch vụ khác như mua bán, sửa chữa xe máy, laptop, đồng phục, Internet, cà phê thì con số có thể lên đến 2000 tỷ!

“Như vậy, nếu tính cả tiền tài trợ từ doanh nghiệp, nghiên cứu khoa học, kinh doanh mặt bằng, lãi ngân hàng … một trường đại học với 30 ngàn sinh viên sẽ có doanh số cỡ 2.900 tỷ /năm nếu biết kinh doanh và không cần kinh phí hỗ trợ từ nhà nước”, ông Dũng cho hay.

Ông Dũng tính toán, để trả lương cho cán bộ, giảng viên và tiền vượt giờ, làm ngoài giờ với quy mô sinh viên như vậy, mỗi năm sẽ chi 500 tỷ cho con người, 400 tỷ cho vận hành và đầu tư cơ sở vật chất, 100 tỷ cho các chi phí khác (nghiên cứu khoa học, hỗ trợ sinh viên, phong trào, cộng đồng…).

“Trừ đi chi phí, một trường đại học với quy mô nêu trên sẽ lãi khoảng 1.900 tỷ, tức 65%. Như vậy nếu biết khai thác, biết tiết kiệm thì học phí dù không tăng trong 5 năm nữa cũng không sao”, ông Dũng cho biết.

Một ví dụ nữa, về tiết kiệm chi, theo ông Dũng, nhiều trường đại học hiện nay lãnh đạo thường tuyển dụng người thân quen vào làm ở các phòng ban. Có trường tuyển đến 50 người/năm và chi phí về lương thưởng sẽ mất cỡ 10 tỷ /năm. Tuy nhiên công việc trong trường đại học thường mang tính chất thời vụ và hoàn toàn có thể thuê sinh viên làm với chi phí chừng 2 tỷ/năm. Tiết kiệm được 8 tỷ!

Học phí cao trường tốp trên sẽ chỉ dành cho con nhà giàu

PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho biết, học phí là mồ hôi nước mắt của người dân và sinh viên. Trường nào chỉ dựa vào học phí sẽ khiến học phí ở mức cao. Học phí tăng cao sẽ là rào cản cho các em học sinh vùng khó khăn, đồng thời, tác động lớn đến sự phát triển vùng miền do sai lệch trong phân bổ nhân lực.

“Đa số các trường đại học tốp trên với học phí cao chỉ dành cho con nhà giàu ở các thành phố lớn. Hậu quả là các vùng sâu vùng xa cần nhân lực chất lượng để phát triển sẽ không có. Học phí cao cũng dẫn đến chất lượng đầu vào thấp, chất lượng đào tạo cũng giảm vì sinh viên phải đi làm thêm ngoài giờ học”, ông Dũng nói.

Theo ông Dũng, Việt Nam sẽ có tỷ lệ sinh thấp khiến số lượng học sinh lớp 12 giảm dần, số sinh viên vào đại học trong những năm tới sẽ giảm. Cộng thêm sự xuất hiện của AI, cơ hội việc làm ít đi khiến các trường đại học sẽ khó tuyển sinh trong tương lai gần.

Nếu lãnh đạo các trường đại học không nhận thức được điều này, không năng động trong việc phát triển các nguồn thu khác mà chỉ dựa vào học phí thì sẽ rơi vào tình trạng suy thoái.

Theo kinh nghiệm của ông Dũng, so với trước kia, cơ sở vật chất của các trường đã tốt hơn, thu nhập của cán bộ, giảng viên đã tăng gấp ba trong vòng 10 năm nay. Cho nên, không được tăng học phí thì cũng không sao, cần chấp nhận, chia sẻ, giúp người dân và sinh viên bớt khổ trong bối cảnh kinh tế khó khăn.

Trao đổi bên hành lang Quốc hội với PV Tri thức và Cuộc sống liên quan đến vấn đề tăng học phí, đại biểu Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, về nguyên tắc, học phí chỉ là một phần của chi phí đào tạo. Tức là bên cạnh chi phí của người học bỏ ra, Nhà nước phải có đầu tư thêm. Trên thế giới, không có một nước nào không đầu tư cho hệ thống giáo dục đại học, ngược lại đầu tư rất nhiều.

Hiện nay, mức chi cho giáo dục của một sinh viên đại học lớn ở Việt Nam chỉ bằng 1/10, 1/15 sinh viên đại học ở các nước phát triển.

Hiện nay, phần lớn những trường tự chủ của chúng ta vẫn phải tự thu, tự chi. Đây là giai đoạn đầu, ông hy vọng sau này, trong chính sách sẽ có những hạng mục Nhà nước phải tiếp tục đầu tư. Làm thế nào học phí của học sinh không phải dùng để xây dựng trường lớp… thì mới trở thành yếu tố để nâng cao chất lượng dạy và học.

Có thể bạn quan tâm
Sôi động Giải Bơi chải Thuyền Rồng Hà Nội mở rộng năm 2023

Sôi động Giải Bơi chải Thuyền Rồng Hà Nội mở rộng năm 2023

12:30 07/10/2023

600 vận động viên của 40 đội thuyền đã tham gia Giải Bơi chải Thuyền Rồng Hà Nội mở rộng năm 2023, một trong những hoạt động kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Sinh viên lội ruộng cứu lúa, khắc phục hậu quả bão số 3

Sinh viên lội ruộng cứu lúa, khắc phục hậu quả bão số 3

08:00 09/09/2024

Ngay sau bão số 3 càn quét trên đất liền gây nhiều thiệt hại, hơn 200 sinh viên ở Thái Bình đăng ký và lên đường xuống cơ sở giúp người dân khắc phục hậu quả mưa bão, thể hiện tinh thần xung kích, tình nguyện Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè.

Chia sẻ gánh nặng tránh thai cùng vợ bằng triệt sản

Chia sẻ gánh nặng tránh thai cùng vợ bằng triệt sản

13:00 18/10/2024

Để vợ không phải dùng biện pháp tránh thai, anh Nam, 31 tuổi, quyết định triệt sản, dù bị nhiều người phản đối.

Vợ chồng cán bộ Đoàn cùng xây dựng hoài bão với màu áo xanh tình nguyện

Vợ chồng cán bộ Đoàn cùng xây dựng hoài bão với màu áo xanh tình nguyện

11:20 07/07/2023

Anh Lê Dương Đảm (1989), Bí thư đoàn xã Hưng Thông và chị Phan Thị Sao (1994), Ủy viên BCH Huyện đoàn, Phó Bí thư Đoàn xã Hưng Nghĩa, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An gặp nhau ở niềm say mê công tác Ðoàn và chính nhờ hoạt động Ðoàn đã gắn kết hai trái tim.

TP HCM lần đầu có buýt sông hai tầng

TP HCM lần đầu có buýt sông hai tầng

18:00 25/12/2023

Buýt đường sông tại TP HCM được nâng cấp thành sản phẩm du lịch mới, đưa du khách thưởng ngoạn thành phố ven sông bằng tàu hai tầng.

Đưa di sản văn hóa vào sản phẩm khởi nghiệp

Đưa di sản văn hóa vào sản phẩm khởi nghiệp

10:10 25/07/2024

La Quốc Bảo (26 tuổi) hiện độc lập nghiên cứu về mỹ thuật và thiết kế ứng dụng di sản. Anh từng được nhắc đến với bộ sưu tập giày phủ họa tiết cung đình Huế, đồng thời là tác giả dự án tái hiện lễ phục triều Nguyễn.

Rối Loạn Nhân Cách Chống Đối Xã Hội: Dấu Hiệu Cảnh Báo Cần Chú Ý

Rối Loạn Nhân Cách Chống Đối Xã Hội: Dấu Hiệu Cảnh Báo Cần Chú Ý

04:30 16/05/2024

Tóm tắt Một mô hình hành vi lâu dài đặc trưng bởi sự coi thường và vi phạm quyền của người khác. Triệu chứng Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng mới, nghiêm trọng hoặc dai dẳng, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Các dấu hiệu và triệu chứng đáng chú ý bao gồm: Coi thường và vi phạm quyền của người khác Hành vi bất hợp pháp Nó...

‘Chấn hưng văn hóa đọc cũng là chấn hưng cái gốc của một dân tộc’

‘Chấn hưng văn hóa đọc cũng là chấn hưng cái gốc của một dân tộc’

09:40 18/04/2024

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định 'chấn hưng văn hóa đọc cũng là chấn hưng cái gốc của một dân tộc'.

Điện ảnh khơi dậy lòng tự hào của “lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu”

Điện ảnh khơi dậy lòng tự hào của “lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu”

13:20 05/05/2024

Tiếp sau Tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2024) từ ngày 24 đến ngày 30.4.2024 tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới