Linh cữu ông quàn tại Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam. Lễ viếng từ 10h sáng cùng ngày đến 14h30 ngày 12/3, sau đó linh cữu được đưa đi hỏa táng tại Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa.
Giáo sư, nhà văn, nhà phê bình Mai Quốc Liên sinh ngày 8/6/1941 tại xã Điện Phước, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1981.
Mai Quốc Liên tốt nghiệp Đại học Văn (Đại học Tổng hợp, Hà Nội), Đại học Hán học, Cao học Hán học (Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam), Tiến sĩ Văn học.
Quá trình công tác, ông từng giữ các chức vụ: Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Quốc học; Tổng biên tập Tạp chí Hồn Việt; ủy viên Hội đồng lý luận - phê bình văn học nghệ thuật trung ương, Phó chủ tịch Hội đồng lý luận phê bình Hội Nhà văn VN; Ủy viên BCH Hội Nhà văn TP.HCM; Ủy viên Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Văn học; Ủy viên Hội đồng Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Ông từng tham gia các hội thảo, hoạt động nghiên cứu ở nhiều nước như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Italy…
Một số tác phẩm tiêu biểu của Mai Quốc Liên: Nhà thơ, cơn bão và những cánh hoa (phê bình, 1979); Ngô Thì Nhậm trong nền văn học Tây Sơn (chuyên luận, 1985); Dưới gốc me vườn Nguyễn Huệ (tiểu luận, 1986); Trước đèn (tiểu luận, 1992); Khảo luận Văn chiêu hồn (1991); Phê bình và tranh luận văn học (1998); Tạp luận (1998); Vị mặn biển đời (thơ, 2003)...
Ông từng được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật và Giải thưởng Nhà nước về Khoa học công nghệ.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhận định Mai Quốc Liên có những công trình nghiên cứu với giá trị to lớn cho sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy hiện tại và tương lai. Ông là tấm gương trong nghiên cứu lẫn lối sống, làm việc với tinh thần vô cùng nghiêm khắc và khoa học.
"Giáo sư cũng là người kiên định trong cách nhìn với những vấn đề học thuật và văn học của đất nước. Tinh thần đấu tranh cho chân lý mà ông lựa chọn và theo đuổi không bao giờ thay đổi", Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.
Phim Đất rừng phương Nam, Xích lô được đề cập trong hội thảo Một số vấn đề trọng tâm trong xây dựng công nghiệp điện ảnh Việt Nam như một ví dụ để nghiên cứu lý luận phê bình điện ảnh.
NTK Thuỷ Nguyễn lần đầu đưa chiếc áo bà ba, một trong những biểu tượng thời trang của phụ nữ miền Tây Nam Bộ vào bộ sưu tập của mình tại Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam 2024.
Ngày 15/9, Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an TP.HCM cho biết, đơn vị vừa triệt phá một đường dây môi giới bán dâm. Trong đó có một Hoa hậu (36 tuổi) bị bắt quả tang bán dâm với giá 200 triệu đồng. Vì tên gọi của cuộc thi mà Hoa hậu này giành chiến thắng có nhiều điểm tương đồng với cuộc thi mà Hoa hậu Diễm Hương đăng quang. Do đó, Diễm Hương đã lên tiếng để tránh những hiểu lầm không đáng có. Hoa hậu Thế giới người Việt 2010 nói cô biết...
NSƯT Minh Trang sinh năm 1962, là diễn viên kịch nói, được đào tạo tại khoa Sân khấu của trường Nghệ thuật Hà Nội. Tên tuổi của nữ nghệ sĩ gắn liền với các vở kịch như: Hà Mi của tôi, Cô gái đội mũ nồi xám, Tôi và chúng ta, Lôi vũ... Năm 25 tuổi, Minh Trang cùng gia đình vào TP.HCM sinh sống. Tại đây, ngôi sao của sân khấu kịch Thủ đô tiếp tục hoạt động nghệ thuật và gặt hái được nhiều thành công.NSND Hồng Vân từng nói về đồng nghiệp: 'Hồi tôi...
Đài truyền hình KTS VTC phát sóng bộ phim Đào, phở và piano nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Đây là dịp để nhân dân Thủ đô và cả nước được thưởng thức một tác phẩm điện ảnh về 60 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Hà Nội năm 1946 - 1947. Bộ phim lên sóng lúc 8h ngày 10/10; 22h ngày 13/10 trên kênh VTC9 và 13h15 ngày 13/10 trên kênh VTC1. Đào, phở và piano là phim điện ảnh của đạo diễn Phi Tiến Sơn do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Cục Điện...
Nguồn tin của Tiền Phong cho biết, tối 7/4, lực lượng liên ngành UBND quận Ngô Quyền, Thanh tra Sở Văn hóa và Công an TP Hải Phòng đã kiểm tra, yêu cầu dừng khẩn cấp buổi biểu diễn âm nhạc Chiều nghe biển khóc của ca sĩ Jimmii Nguyễn, diễn ra tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Tiệp, số 53 Lạch Tray, phường Lạch Tray (quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng). Tại buổi kiểm tra, lực lượng chức năng đã xác định Cung Văn hóa Hữu nghị Việt – Tiệp (trực thuộc Liên...
Phan Mạnh Quỳnh viết 'Đưa anh về' dựa trên chuyện có thật về một người em gái dành cả đời tìm mộ các anh trai hy sinh trên chiến trường.
A Good Girl's Guide to Murder (Nhân chứng cuối cùng) chuyển thể từ tiểu thuyết nổi tiếng cùng tên của nhà văn Holly Jackson.
Trịnh Sảng cập nhật hình ảnh mới. Cô bị chỉ trích khi chia sẻ những lời ca thán, oán trách số phận.