Thanh Hóa - Hơn 1 tháng sau khi xảy ra sự việc nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gia đình nữ sinh tỏ ra bức xúc vì vụ việc vẫn chưa được giải quyết.
Ngày 13.11, thông tin đến PV Báo Lao Động, anh Lê Văn Thanh (bố của nữ sinh bị đánh hội đồng) tỏ ra bức xúc. Anh Thanh cho hay, đến nay đã gần 40 ngày sau khi xảy ra sự việc con anh bị đánh, tuy nhiên cơ quan chức năng vẫn chưa đưa ra kết luận và xử lý vụ việc trên.
“Con gái tôi bị đánh dẫn tới gãy đốt sống cổ, đã phải nằm điều trị ở nhiều bệnh viện khác nhau, đến hiện nay, phần cổ vẫn phải bó cố định, chưa thể đi lại được, cháu cũng đứng trước nguy cơ phải học lại vào năm sau. Cứ ngỡ sự việc sẽ được giải quyết nhanh chóng, vì có nhiều đoạn video quay lại cảnh con gái tôi bị đánh đập dã man, thế nhưng, đến nay vẫn chưa có kết quả" - anh Thanh bức xúc.
Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Trình Hữu Thành - Trưởng Công an huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết, hiện vụ việc vẫn đang được xác minh, điều tra và chưa có kết quả.
Trước đó, theo xác minh của Trường THPT Nông Cống 2 (ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa), vào ngày 4.10, một nữ sinh lớp 10A6 trong lúc đi học về thì thấy một nữ sinh lớp 10A5 đi sau mình nói chuyện, cười đùa với một bạn khác. Nữ sinh lớp 10A6 nghĩ rằng, bạn đang nói xấu mình nên dẫn đến cãi nhau. Đến chiều 5.10, lúc tan học, hai nữ sinh này tiếp tục cãi cọ, xích mích. Sau đó, bảo vệ nhà trường giải tán và học sinh ra về hết. Tuy nhiên, khi đến địa bàn xã Tân Phúc thì xảy ra đánh nhau.
Hậu quả khiến một nữ sinh lớp 11 (khi vào can nhóm bạn đánh nhau) đã bị đánh hội đồng và bị thương nặng, phải chuyển đi Bệnh viện Việt Đức để cứu chữa, điều trị.
Sau một thời gian điều trị tại Bệnh viện Việt Đức, nữ sinh này được chuyển về Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực (ở Thanh Hóa) để tiếp tục theo dõi, điều trị. Sau một thời gian điều trị, nữ sinh được gia đình đưa về nhà tiếp tục theo dõi, điều trị vật lý trị liệu. Hiện sức khỏe nữ sinh vẫn chưa hồi phục để quay lại đi học.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu trong Quân đội tuyệt đối không để xảy ra tình trạng cán bộ sợ trách nhiệm, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Bởi người cán bộ chỉ huy quân sự mà thiếu quyết đoán, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm thì sẽ bỏ lỡ thời cơ, dẫn đến thất bại trong xử trí các tình huống xảy ra.
Bà ngoại cháu T.G.H (5 tuổi) chia sẻ, sáng 29/5 bà đưa cháu ngoại lên xe đưa đón của Trường Mầm non Hồng Nhung 2 (TP Thái Bình) tới lớp dự lễ tổng kết năm học. Nhưng cuối ngày, bà nhận tin cháu ngoại bị bỏ quên trong ô tô cả ngày dẫn đến tử vong.
Các cơ quan chức năng TP. Bảo Lộc, Lâm Đồng vừa kiểm tra thực tế, bước đầu xác định nguyên nhân cá chết la liệt tại hàng chục lồng nuôi cá trên hồ Mai Thành.
Người bị cán bộ công an đánh cho biết, bản thân không phải là tài xế xe ba gác mà chỉ trông hộ xe cho người bạn đi tìm thợ sửa. Khi công an đến đòi đưa xe ba gác đi, người này không đồng ý và xảy ra vụ việc. Vị công an có hành vi đánh người hiện tại đã bị tạm đình chỉ công tác để xác minh, xử lý.
Giả danh cảnh sát hình sự, Triệu dọa thiếu niên 15 tuổi sẽ bị phạt 8 triệu đồng vì tụ tập đua xe để chiếm đoạt 500 nghìn đồng và điện thoại của nạn nhân.
Các mô hình ‘Dân vận khéo’ của bộ đội biên phòng Kiên Giang đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân trong quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, nâng cao đời sống người dân.
Bước chân vào một số bệnh viện, bệnh nhân đã khổ còn thêm khổ với bao 'máy chém' chực chờ.
Thảo luận tại tổ về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân...
Bộ Giáo dục Trung Quốc đang thúc đẩy các nghiên cứu học thuật về 'an ninh quốc gia' - một chuyên ngành cần thiết để bảo vệ đất nước trước các nguy cơ từ bên ngoài.