Bộ Giáo dục Trung Quốc đang thúc đẩy các nghiên cứu học thuật về "an ninh quốc gia" - một chuyên ngành cần thiết để bảo vệ đất nước trước các nguy cơ từ bên ngoài.
Trung Quốc đẩy mạnh đưa an ninh quốc gia vào hệ thống giáo dục |
Từ một môn học chuyên đề, an ninh quốc gia đã trở thành một chuyên ngành dành cho mọi đối tượng công chúng từ nhiều nền tảng học vấn khác nhau. (Nguồn: SCMP) |
Trung Quốc đang triển khai những thay đổi sâu rộng nhằm tăng cường an ninh quốc gia. Chủ tịch Tập Cận Bình nhận định đây là điều cần thiết cho sự tồn vong của đất nước, nhất là trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị với Mỹ và các đồng minh đang gia tăng.
Cụ thể, trong 5 năm qua, hơn chục trường đại học của Trung Quốc, trong số đó có 7 trường đại học tổng hợp, đã thành lập các khoa nghiên cứu về an ninh quốc gia, và dự kiến sẽ có nhiều trường học nữa xem xét đưa lĩnh vực mới này vào chương trình học.
Tin liên quan |
Trung Quốc khuyến khích phát triển trí tuệ nhân tạo ở đại học Trung Quốc khuyến khích phát triển trí tuệ nhân tạo ở đại học |
Sáng kiến được đưa ra lần đầu tiên vào năm 2018. Sau đó, từ một môn học chuyên đề, an ninh quốc gia đã trở thành một chuyên ngành dành cho mọi đối tượng công chúng từ nhiều nền tảng học vấn khác nhau.
Trước đây, chương trình giảng dạy chủ yếu tập trung vào đào tạo học thuật cho nhân sự trong quân đội, an ninh và lực lượng thực thi pháp luật. Đơn cử như các khóa học về an ninh quốc gia tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Tây Nam Trùng Khánh, từng được tổ chức từ những năm 1980.
Năm 2021, Bộ Giáo dục Trung Quốc giải thích lý do cơ bản của sáng kiến này là “nhu cầu cấp thiết về nhân sự có trình độ trong lĩnh vực an ninh quốc gia” khi Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức trong nước và quốc tế “phức tạp và nghiêm trọng”.
Năm 2018, Bộ Giáo dục Trung Quốc lần đầu tiên công bố kế hoạch thành lập các khoa nghiên cứu an ninh quốc gia trong các trường đại học trên cả nước. Môn học này được xem là có vai trò quan trọng thiết yếu như môn Toán và Triết học. Điều này nhằm đảm bảo uy tín và nguồn tài trợ cho lĩnh vực nghiên cứu mới, đồng thời cho phép Bộ Giáo dục nước này thúc đẩy xây dựng các chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ.
Trong 5 năm qua, các khoa nghiên cứu an ninh quốc gia mới tại các trường đại học Trung Quốc đã phát triển năng lực học thuật và các chương trình giảng dạy chuyên ngành phù hợp với 16 lĩnh vực an ninh mà Chủ tịch Tập Cận Bình đặt ra vào năm 2014, khi thành lập Ủy ban An ninh quốc gia, cơ quan an ninh quốc gia đầu tiên của Trung Quốc và cho đến nay ông vẫn đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch.
Khuôn khổ toàn diện đối với an ninh quốc gia, bao gồm các khía cạnh chính trị, lãnh thổ và quân sự, cũng như các vấn đề an ninh phi truyền thống như kinh tế, văn hóa, an ninh mạng, lương thực, vật liệu hạt nhân và an ninh tài chính, có vai trò quan trọng đối với sự ổn định trong nước và sự phát triển trên trường quốc tế của Trung Quốc.
Ông Zhu Feng, Hiệu trưởng trường Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Nam Kinh, cho biết, việc thiết lập ngành học mới phản ánh chiến lược dài hạn của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhằm nâng cao kiến thức và năng lực trong lĩnh vực an ninh quốc gia trong bối cảnh “môi trường quốc tế khắc nghiệt chưa từng có” đối với Trung Quốc kể từ khi thành lập năm 1949.
Theo ông Zhu, “cạnh tranh giữa các cường quốc không phải là điều có thể dễ dàng và nhanh chóng thực hiện, vì vậy, nhìn vào mọi thứ hiện nay, chúng ta cần hướng tới mục tiêu dài hạn và có bước chuẩn bị phù hợp”. Trung Quốc cần phải xây dựng một khung kiến thức về an ninh quốc gia.
Xây dựng môn học về an ninh quốc gia không chỉ là phản ứng với những thách thức chiến lược đối với Trung Quốc, mà quan trọng hơn, nó liên quan đến việc phát triển năng lực trong tương lai và cải thiện toàn bộ hoạt động quản trị trong lĩnh vực này. Hơn nữa, theo ông Zhu, các nghiên cứu về an ninh quốc gia còn định hướng tương lai cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội của Trung Quốc.
Một nguồn tin từ chính phủ Trung Quốc cho biết, việc xác định đây là lĩnh vực nghiên cứu đại học cho thấy rằng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn nâng cao nhận thức về an ninh quốc gia trước các mối đe dọa từ bên ngoài.
Nguồn tin cho biết, các nghiên cứu về an ninh quốc gia sẽ được cung cấp cho công chúng, nhất là giới trẻ, thay vì chỉ giới hạn cho nhân sự trong lĩnh vực quân sự. Điều này đồng nghĩa với việc Bắc Kinh có ý định mở rộng ảnh hưởng của vấn đề an ninh trên lĩnh vực giáo dục.
Theo đó, trọng tâm của các khoa nghiên cứu an ninh quốc gia sẽ khác nhau và hầu hết sẽ được xây dựng để tận dụng thế mạnh truyền thống của trường đại học. Ví dụ, chương trình tại Đại học Cát Lâm ở Đông Bắc Trung Quốc, được giới thiệu vào năm 2019, chuyên về các vấn đề an ninh liên quan đến khu vực có chung đường biên giới với Triều Tiên. Chương trình này cũng cung cấp các khóa học về an ninh lương thực, trong đó ngũ cốc là một mặt hàng quan trọng.
Tin liên quan |
Bốn sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc có gì? Bốn sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc có gì? |
Khoa an ninh quốc gia tại Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, một trong những trường đào tạo chuyên ngành khoa học máy tính tốt nhất Trung Quốc, tập trung vào trí tuệ nhân tạo và mật mã, phản ánh sự chú trọng của Trung Quốc vào lĩnh vực an ninh mạng.
Đầu tháng này, trường Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc đã mở một chương trình nghiên cứu an ninh quốc gia với sự tham gia của 8 học giả chuyên về các mối quan hệ khác nhau của Bắc Kinh với các cường quốc thế giới.
Katja Drinhausen, người đứng đầu chương trình Chính trị và Xã hội tại Viện nghiên cứu Trung Quốc Mercator (Merics) có trụ sở tại Berlin, cho biết phạm vi quốc gia của ngành học mới đã nói lên nỗ lực an ninh quốc gia tổng thể của Trung Quốc.
Khi được ban hành vào năm 2015, Luật An ninh quốc gia của Trung Quốc từng đề cập, việc đưa an ninh quốc gia vào hệ thống giáo dục sẽ nâng cao nhận thức cho tất cả mọi người. Định hướng này đã được nâng lên thành một học thuyết then chốt của Đảng Cộng sản Trung Quốc và hiện được coi là trọng tâm cho sự phát triển và tương lai của Đảng.
Hiệu trưởng trường Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Nam Kinh cho biết, thách thức cấp bách nhất đối với ngành học “còn non trẻ” là thiếu chuyên gia thực sự trong lĩnh vực này. Theo ông, Trung Quốc nên sử dụng các bài học từ Mỹ - quốc gia có lịch sử lâu đời hơn về lĩnh vực này - để xây dựng chương trình giảng dạy cốt lõi về an ninh quốc gia “đặc sắc Trung Quốc” của riêng mình.
Nora Niu, sinh viên năm thứ nhất chương trình nghiên cứu an ninh quốc gia tại Đại học Cát Lâm, cho biết nhiều sinh viên phải đối mặt với thách thức khi phải học lại chương trình giảng dạy vì môn học mới không có lộ trình rõ ràng từ các khóa học đại học trước đó.
“Đó là một bước nhảy vọt về mặt chuyên môn và khá khó học đối với chúng tôi”, cô chia sẻ. Cô cũng cho biết thêm, nhiều bạn cùng lớp sau khi tốt nghiệp ngành học hy vọng hướng sẽ tìm được công việc trong khu vực Chính phủ hoặc các viện nghiên cứu.
Khác với Trung Quốc, các trường đại học tại Mỹ chủ yếu triển khai các khóa học nghiên cứu về an ninh quốc gia dưới dạng các khóa học trực tuyến hoặc đào tạo ngắn hạn cho các chuyên gia quân sự hoặc an ninh để phát triển nghề nghiệp. Ngược lại với nghiên cứu học thuật, chương trình giảng dạy mang tính thực tế hơn, đôi khi có các khóa học do các chuyên gia của FBI và NATO đến giảng dạy.
Ông William Kirby, Giáo sư nghiên cứu về Trung Quốc tại Đại học Harvard nhận định, vì là một môn học mới, điều quan trọng là chương trình giảng dạy phải được thiết kế hợp lý, theo đó, người học không chỉ hiểu về an ninh quốc gia trong nước mà còn về an ninh dưới góc độ từ các quan điểm quốc tế khác.
“Nếu người học chỉ tìm hiểu về an ninh quốc gia trong nước thì sẽ không hiểu được quan điểm của các quốc gia khác và mối lo ngại của họ về an ninh quốc gia là gì?", ông William Kirby đặt vấn đề.
Ông Kirby muốn thấy các sinh viên Trung Quốc học về an ninh quốc gia cùng sinh viên các nơi như Mỹ, châu Âu, Nga và Nhật Bản: “Bạn phải nhìn thế giới theo cách mà đối tác hoặc đối thủ của bạn nhìn nhận, nếu bạn muốn đạt được thành công".
Ở 5 tổ hợp xét tuyển chính A00, A01, B00, C00, D01, thủ khoa lần lượt là thí sinh đến từ Hưng Yên, TP.HCM, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thanh Hoá, Đà Nẵng, Quảng Ninh, An Giang, Hà Tĩnh, Ninh Bình. Trong đó, Bắc Ninh là địa phương nhiều thủ khoa, á khoa nhất năm nay với 4/21. Thí sinh số báo danh 28021649 tại Hội đồng thi tỉnh Thanh Hoá đạt 29,8 khối B00 (Môn Toán: 9,8, Môn Hóa: 10, Môn Sinh: 10). Thí sinh này cũng đạt 28,05 điểm khối A00. Tương tự, thí...
Việc trường học mời phụ huynh 'mục sở thị' bữa ăn bán trú cần được lan tỏa và nhân rộng. Tại sao?
Đồng thuận ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư giai đoạn 2018-2025 đã ghi nhận nhiều tiến bộ và nỗ lực.
GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn, nguyên phó chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TP.HCM, vừa qua đời sáng nay 11-8.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có báo cáo gửi Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang - Chủ tịch Ủy ban quốc gia phòng, chống...
Được tin vụ giẫm đạp nghiêm trọng xảy ra tại bang Uttar Pradesh, Ấn Độ ngày 2/7 gây nhiều thương vong, ngày 4/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chia buồn đến Thủ tướng Narendra Modi.
Thái Nguyên - Nhiều khu vực trên tuyến QL 37 đoạn đi qua xã Tiên Hội (Đại Từ) nhếch nhác, ổ trâu ổ gà. Cung đường ngổn ngang gây khó...
Công an TP.HCM cảnh báo xuất hiện một số dạng ma túy mới nhắm vào sinh viên, học sinh, được trộn trong bánh kẹo, thuốc lá điện tử...
Điều 40, mục 5, Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) quy định về quyền từ chối khám, chữa bệnh của các y bác sĩ. 5 trường hợp người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh: Thứ nhất, thầy thuốc có quyền từ chối người bệnh trong trường hợp tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của bản thân. Đồng thời bác sĩ phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám, chữa bệnh khác phù hợp để...