40 nước có lính tham gia gìn giữ hòa bình tại Lebanon tuyên bố "lên án mạnh mẽ các cuộc tấn công gần đây" vào lực lượng này.
"Những hành động như vậy phải dừng lại ngay lập tức và phải được điều tra thỏa đáng", phái bộ Liên Hợp Quốc của Ba Lan ngày 12/10 đăng tuyên bố chung trên mạng xã hội X, đi kèm chữ ký từ các quốc gia, trong có có những nước đóng góp hàng đầu cho lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc tại Lebanon là Indonesia, Italy và Ấn Độ.
Trong số các nước ký tên vào tuyên bố chung còn có Ghana, Nepal, Malaysia, Tây Ban Nha, Pháp và Trung Quốc, tất cả đều là những nước đã đóng góp hàng trăm quân cho lực lượng này.
Ít nhất 5 lính gìn giữ hòa bình đã bị thương trong những ngày gần đây khi Israel tiến hành cuộc chiến chống Hezbollah ở miền nam Lebanon.
Lực lượng Lâm thời Liên Hợp Quốc tại Lebanon (UNFIL), phái bộ gìn giữ hòa bình, cáo buộc quân đội Israel "cố ý" nổ súng vào các vị trí của họ.
Tuyên bố cho biết "40 quốc gia tái khẳng định lập trường ủng hộ hoàn toàn đối với sứ mệnh và hoạt động của UNIFIL, với mục tiêu chính là mang lại ổn định và hòa bình lâu dài ở nam Lebanon cũng như Trung Đông".
"Chúng tôi kêu gọi các bên trong xung đột tôn trọng hiện diện của UNIFIL, trong đó có nghĩa vụ đảm bảo an toàn và an ninh cho nhân viên lực lượng này mọi lúc", tuyên bố lưu ý thêm.
UNIFIL, lực lượng gồm khoảng 9.500 quân thuộc 50 quốc tịch, được giao nhiệm vụ giám sát lệnh ngừng bắn chấm dứt cuộc chiến kéo dài 33 ngày vào năm 2006 giữa Israel và Hezbollah.
Vai trò của họ được củng cố bởi Nghị quyết 1701 do Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ban hành cùng năm, quy định rằng chỉ quân đội Lebanon và lực lượng gìn giữ hòa bình mới được phép triển khai ở miền nam Lebanon.
Tại hội nghị thượng đỉnh hôm 11/10, các lãnh đạo Pháp, Italy và Tây Ban Nha cho rằng những cuộc tấn công vào UNIFIL đã vi phạm Nghị quyết 1701 và phải chấm dứt.
Theo UNIFIL, trong những ngày gần đây, lính gìn giữ hòa bình liên tục bị tấn công tại thị trấn Naqura của Lebanon, nơi họ đặt trụ sở chính, cũng như ở nhiều vị trí khác. UNIFIL cáo buộc xe tăng của Israel hôm 10/10 khai hỏa khiến hai lính gìn giữ hòa bình Indonesia rơi khỏi tháp canh ở Naqura.
Ngày hôm sau, vụ nổ gần một tháp canh ở Naqura đã làm hai lính Sri Lanka bị thương, trong khi Israel nói rằng họ phản ứng với "mối đe dọa" gần vị trí của lực lượng Liên Hợp Quốc.
UNIFIL cũng cho biết một lính gìn giữ hòa bình ở Naqura "trúng đạn" vào đêm 11/10.
Vũ Hoàng (Theo AFP)
Ukraine đang thiếu trầm trọng cả nhân lực và đạn dược, khiến tuyên bố của nước này về ý định phản công Nga trong năm nay gây nhiều hoài nghi.
Tòa án Bangladesh kết án 6 tháng tù với Yunus, chủ nhân Nobel Hòa bình năm 2006, vì phạm luật lao động.
Nhu cầu mua điều hòa của người dân Ấn Độ tăng vọt khi nhiều khu vực ở nước này trải qua đợt nắng nóng chưa từng có trong nhiều năm.
Được về nhà sau một năm bị Nga bắt làm tù binh, Yury Feniuk quyết định tiếp tục đến chiến trường, dù gia đình cầu xin anh ở lại.
Tổng thống Pháp Macron khẳng định Paris không có ý định gây chiến với Nga, sau khi bị Moskva chỉ trích vì tuyên bố có thể đưa quân tới Ukraine.
Rạng sáng 5/6 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký sắc lệnh tạm ngừng xét duyệt đơn xin tị nạn nếu số lượng người nhập cư qua biên giới vào Mỹ trung bình mỗi ngày vượt quá 2.500 người.
Sau khi bị tuyên án tử và ngồi tù 46 năm chờ thi hành án, người đàn ông Nhật Bản cuối cùng được minh oan ở tuổi 88 trong phiên tòa tái thẩm.
Ngày 4/4, chính quyền Somalia đã trục xuất Đại sứ Ethiopia tại Mogadishu trong bối cảnh căng thẳng song phương leo thang trước các cáo buộc can thiệp vào công việc nội bộ.
Một người Triều Tiên, được cho là binh sĩ, đã vượt qua biên giới quân sự phía đông bán đảo Triều Tiên và đào tẩu sang Hàn Quốc.