Tổng thống Pháp Macron khẳng định Paris không có ý định gây chiến với Nga, sau khi bị Moskva chỉ trích vì tuyên bố có thể đưa quân tới Ukraine.
"Chúng tôi không ở trong tình trạng chiến với Nga hay người dân nước này. Pháp cũng không có ý định thay đổi chế độ tại Moskva", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Paris ngày 6/5.
Dù vậy, ông Macron vẫn tái khẳng định cam kết tiếp tục hỗ trợ Ukraine cho đến khi còn cần thiết, để giúp nước này đạt được hòa bình "lâu dài và bền vững", trong đó toàn vẹn lãnh thổ của Kiev được tôn trọng.
Phát biểu được đưa ra sau khi ông Macron trong cuộc phỏng vấn ngày 2/5 tuyên bố Pháp có thể điều quân đến Ukraine nếu lực lượng Nga chọc thủng được phòng tuyến của Kiev và Paris được chính quyền Tổng thống Volodymyr Zelensky yêu cầu hỗ trợ.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov sau đó khẳng định đây là tuyên bố "rất quan trọng và đặc biệt nguy hiểm", làm gia tăng căng thẳng liên quan xung đột Ukraine và có thể đe dọa toàn bộ cấu trúc an ninh của châu Âu.
Peskov trước đó từng khẳng định ý tưởng phương Tây điều quân tới Ukraine sẽ dẫn tới nguy cơ "đối đầu trực tiếp không thể tránh khỏi" giữa Nga và NATO.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 6/5 ra lệnh cho quân đội Nga diễn tập sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật để đáp trả "những tuyên bố khiêu khích và lời đe dọa nhằm vào Nga có một số quan chức phương Tây", trong đó có Tổng thống Macron và Ngoại trưởng Anh David Cameron.
Ông Cameron hôm 2/5 lần đầu công khai ủng hộ Ukraine sử dụng tên lửa do Anh cung cấp để tập kích lãnh thổ Nga, điều Moskva từng cảnh báo có thể làm xung đột leo thang.
Xung đột Ukraine là một trong các chủ đề thảo luận chính trong chuyến thăm của ông Tập tới Pháp. Trong cuộc hội đàm ba bên hôm 6/5 giữa Chủ tịch Tập, Tổng thống Macron và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tại Paris, lãnh đạo Pháp đề nghị Trung Quốc hợp tác chặt chẽ với châu Âu về xung đột tại Ukraine, khẳng định sự phối hợp này có ý nghĩa "quyết định".
Bà von der Leyen cũng nói rằng Pháp và EU "tin tưởng Trung Quốc sẽ sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga" để chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine, nhấn mạnh châu Âu và Trung Quốc "có chung lợi ích về hòa bình và an ninh".
Chủ tịch EC nhấn mạnh bà tin tưởng ông Tập sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc giảm căng thẳng leo thang "phát sinh từ các lời đe dọa hạt nhân của Nga", vài giờ sau khi Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh cho quân đội tiến hành tập trận với vũ khí hạt nhân chiến thuật cỡ nhỏ.
Trung Quốc cho biết nước này duy trì lập trường trung lập về vấn đề Ukraine, song giới chức Mỹ cho rằng Bắc Kinh đang cung cấp công nghệ lưỡng dụng, có thể dùng cho mục đích quân sự và dân sự, để giúp Moskva xây dựng lại nền tảng công nghiệp quốc phòng. Trung Quốc bác bỏ thông tin.
Phạm Giang (Theo TASS, Sputnik, AP)
Giới chức Đài Loan đăng video tiêm kích F-16 dùng hệ thống trinh sát Sniper để theo dõi chiến đấu cơ J-15 Trung Quốc tập trận gần hòn đảo.
Theo thông tin từ cảnh sát Pháp, khoảng 250.000 người đã xuống đường biểu tình ngày 15/6 để phản đối sự trỗi dậy của phe cực hữu sau khi thành công của họ trong các cuộc thăm dò ở châu Âu đã khiến Tổng thống Emmanuel Macron phải giải tán Quốc hội và kêu gọi bầu cử sớm.
Sáng 9/6 (giờ địa phương), cử tri trong cả nước Đức bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) lần thứ 10.
Thủ tướng Narendra Modi đến Nigeria vào hôm nay, 17/11, bắt đầu chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu chính phủ Ấn Độ đến quốc gia Tây Phi sau 17 năm.
Nga cho biết 'chế độ hoạt động chống khủng bố' vẫn còn hiệu lực và người lãnh đạo cuộc nổi dậy sẽ đến Belarus.
Theo giới chức địa phương, vụ việc xảy ra ở quận Gopalganj thuộc bang Bihar của Ấn Độ, nơi hàng trăm người tụ tập để cầu nguyện trong Lễ hội Durga Puja.
Bộ trưởng Quốc phòng Bolivia Edmundo Novillo Aguilar khẳng định, chính sách an ninh và quốc phòng của Bolivia không phải là mối đe dọa đối với bất kỳ quốc gia nào, bao gồm cả Argentina.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết hôm 19-11, ông hy vọng học thuyết hạt nhân mới sửa đổi sẽ thu hút được nhiều sự chú ý hơn.
Lực lượng Mỹ, Iraq phối hợp tiêu diệt 15 thành viên phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng trong chiến dịch đột kích ở miền tây Iraq.